ClockThứ Hai, 11/07/2016 14:06

Cấp thiết phải quy định

TTH - Đường Nguyễn Công Trứ, một “sải” chừng trăm mét từ ngã ba Võ Thị Sáu cho tới chân Đập Đá vậy mà phải mất gần 20 phút cộng với một…bụng khói, bụi tôi mới có thể vượt qua. Nguyên do là bởi đường tắc!

Đường tắc bởi lẽ xung quanh khu vực này, thành phố Huế đang cho triển khai dự án chỉnh trang để xứng tầm với thành phố du lịch. Dự án đang ở giai đoạn đầu với việc đào đường, lắp đặt hệ thống xử lý nước; lộn xộn, bất tiện cho sinh hoạt, cho lưu thông, cho kinh doanh, dịch vụ là điều không thể tránh. Nhưng ai cũng cảm thông với tâm trạng khấp khởi vui vì Huế sắp có một khu phố đàng hoàng, xứng tầm để phục vụ và phát triển du lịch. Điều này đã được thông báo, “quán triệt” từ trước và nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, đường đang đào thì mặt đường bị thu hẹp đáng kể, thậm chí có vị trí mặt đường thu hẹp đến mất một nửa. Vậy nhưng, xe cộ thì vẫn cứ vào ra bình thường, không thấy có sự hạn chế. Thế là đương nhiên sinh ra ách tắc giao thông. Đặc biệt là những giờ cao điểm. Như trường hợp tôi gặp phải tại đường Nguyễn Công Trứ vừa kể, lúc ấy khoảng 18h30 (thứ bảy 2/7), do 2 tuyến Chu Văn An, Võ Thị Sáu đang bị che chắn để thi công, các phương tiện dồn về tuyến Nguyễn Công Trứ. Lại đúng giờ đón trả khách sao đó mà rất nhiều taxi, xe du lịch, kể cả những chiếc chở khách 54 chỗ to kềnh càng, dài ngoẵng như cả toa tàu cũng lủi vào. Từ phía Võ Thị Sáu tới cũng có mà từ ngã Đập Đá vô cũng loạn loạn. Đường hẹp, xe nhiều, lại thêm trước khách sạn Tygon có 1 chiếc 7 chỗ đỗ bên vệ đường, rồi 1 chiếc taxi 7 chỗ cũng dừng lại để đón khách. Vậy là tắc! Người đi đường khổ mà khách du lịch đang ngồi uống bia, ăn tối ở những nhà hàng ven đường cũng chẳng sướng!

Nói là sắp có một khu phố du lịch đàng hoàng, song không dễ gì ngày một ngày hai mà còn phải đợi nhiều tháng nữa dự án mới hoàn tất (nếu mọi thứ suôn sẻ). Để đảm bảo thuận lợi ở mức có thể cho sinh hoạt, làm ăn, lưu thông đối với các hộ dân và du khách, có lẽ không thể không cần sự để mắt, điều phối của các cơ quan chức năng - Công việc mà theo chúng tôi lẽ ra phải được tính đến từ trước khi dự án khởi công. Cấp thiết nhất bây giờ là phải có quy định về việc đậu đỗ, phân luồng phân tuyến, thời gian vào ra đối với các loại phương tiện giao thông, nhất là đối với ô tô có tải trọng, kích cỡ lớn tại các tuyến đường trong khu vực này. Dân ta tính tự giác cũng chưa cao, cho nên, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực có lẽ cũng phải… chịu khó xuất hiện để hướng dẫn, nhắc nhở trong thời gian đầu nhằm tạo thói quen chấp hành.

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Ngày 22/3, Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ liên quan về công tác hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế
Giảm họp không cấp thiết

Sẽ không ngạc nhiên khi nói cán bộ lãnh đạo bận rộn nhất là phải họp, bị “triệu tập” dự họp. Nhiều cán bộ lãnh đạo được hỏi đều cho rằng, cần có giải pháp nhằm giảm bớt những cuộc họp vô bổ, tốn thời gian, công sức... Đó cũng chính là biện pháp để cải cách hành chính trong hệ thống chính trị hiện nay.

Giảm họp không cấp thiết

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top