ClockThứ Tư, 30/07/2014 05:16

Cát biển đang bị khai thác tùy tiện

TTH - Trong khi Nhà nước phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng để chống sạt lở thì người dân ở một số địa phương lại khai thác cát biển một cách ồ ạt, tùy tiện, bất chấp nguy cơ sạt lở bờ biển ngày càng cao.

Dấu tích các hố sâu loang lổ sau khai thác cát để lại

Khó xử lý

Chưa quy định điểm khai thác cát biển
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2012, UBND tỉnh phê duyệt các điểm khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó chưa quy định điểm khai thác cát biển. Đối với các điểm khai thác cát, sỏi bãi bồi, tập trung ở T.P Huế, Hương Thuỷ và các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới với khối lượng khai thác dự báo cát là 9,15 triệu m3, sỏi là 3,429 triệu m3. Cát, sỏi lòng sông gồm 5 sông: Bồ, Ô Lâu, Tả Trạch, Truồi và Nước Ngọt với khối lượng khai thác dự báo cát là 5,2 triệu m3, sỏi là 418 ngàn m3. Cát nội đồng tập trung tại Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang với khối lượng dự báo cát là 18,37 triệu m3. Như vậy, theo quy hoạch các điểm khai thác cát, sỏi, Phú Vang có điểm khai thác cát nội đồng với trữ lượng 1,814 triệu m3, trên diện tích khoảng 10 ha.
Thời gian qua, tại một số xã ven biển ở các huyện như Phú Vang, Phú Lộc rộ lên tình trạng người dân khai thác cát biển, nhưng ồ ạt và mang tính báo động nhất là dọc bãi biển xã Vinh Thanh (Phú Vang).
Tại một số điểm khai thác cát dọc bãi biển xã Vinh Thanh, hiện trường để lại là những hố sâu rỉ nước, nhiều đống cát được tập kết ngoài bãi biển và trong rừng dương chờ vận chuyển. Do đường đi khó khăn, đất cát lầy lội nên xe trâu là phương tiện vận chuyển cát biển được sử dụng. Để tiếp cận được các điểm khai thác cát dọc bờ biển, chúng tôi phải lội bộ men theo những dấu xe trâu băng giữa rừng dương ngoằn ngoèo chừng vài km mới đến.
Tại khu vực giáp xã Vinh An (Phú Vang), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang đã phối hợp với chính quyền xã bồi lấp, hoàn thổ nhiều hố sâu do người dân khai thác cát để lại và phá bỏ những tuyến đường tự phát để ngăn xe tải tiếp cận, vận chuyển.
 
Các điểm khai thác cát biển diễn ra hầu như khắp nơi. Nơi nào bị cấm thì người dân vẫn tiếp tục lén lút khai thác để lại nhiều vết loang lổ trên bãi biển, làm sụt lún nhiều dải cát phân cách. 
Không chỉ khai thác nhỏ lẻ phục vụ gia đình mà nhiều hộ ở Vinh Thanh, Vinh An chuyên khai thác cát biển để bán. Thực tế tại khu vực bờ biển thôn 5, thôn 6 xã Vinh Thanh có 27 hộ với 31 xe trâu có khai thác cát. Trong đó có 11 hộ chuyên khai thác cát biển sau đó tập trung tại khu vực cuối Tỉnh lộ 18 để bán cho các hộ kinh doanh.
Một số hộ kinh doanh dịch vụ ở bãi biển cho biết, thông thường, người và xe trâu ra biển xúc cát vào sáng sớm hoặc đêm khuya. Vì hoạt động vào giờ này nên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khó phát hiện và xử lý. Hơn nữa cũng vì kiểm tra thiếu chặt chẽ, quyết liệt nên người dân vẫn âm ỉ, lén lút khai thác cát biển trái phép từ vài xe kéo dần dần phát triển ra quy mô diện rộng.
 
Ảnh hưởng môi trường
Một số gia đình đang xây dựng nhà cửa trên địa bàn xã cho biết, 1m3 cát núi (tức cát sông) chở về tận nhà dân có giá 190 ngàn đồng, còn 1m3 cát biển có giá khoảng 90 ngàn đồng. Sử dụng cát biển để xây dựng chắc chắn chất lượng và tính mỹ thuật công trình không bằng cát sông. Do đó, chỉ có gia đình nào có điều kiện mới mua cát sông để xây, còn phần lớn những hộ nghèo, xây nhà tạm, nhà cấp 4 bình thường đều phải tự đi xúc hoặc mua lại cát biển.
Nhu cầu cát xây dựng ngày càng lớn, giá cả tăng cao nên người dân bất chấp sự ngăn chặn của chính quyền, ồ ạt khai thác cát biển, nhất là vào mùa hè, mùa xây dựng. Khai thác mang tính tự phát, không được sự quản lý chặt chẽ nên ảnh hưởng đến môi trường, gây sạt lở bờ biển nhiều khu vực.
Ông Lại Phước Khương, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang cho biết, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các điểm khai thác cát để làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt cho bà con nhân dân được biết; đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lập thủ tục xin cấp phép khai thác theo đúng quy định. Về lâu dài, huyện có kế hoạch chỉ đạo các địa phương có đường bờ biển lâu nay để xảy ra tình trạng khai thác cát biển khảo sát lại nhu cầu của người dân, đồng thời tiến hành điều tra, đánh giá trữ lượng thực tế để làm tờ trình, báo cáo cấp trên xem xét bổ sung vào phê duyệt quy hoạch điểm khai thác cát, sỏi trên địa bàn.
Do thiên tai kết hợp tác động của con người, nên nhiều bãi biển bị xâm thực nặng, ăn sâu vào diện tích đất liền, làm mất đất ở, đất sản xuất và hư hại nhiều công trình. Nhiều nơi như Vinh Hải (Phú Lộc), Hải Dương (Hương Trà), Phú Hải (Phú Vang), tỉnh phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đắp đê, xây kè. Nên, không riêng trường hợp ở Phú Vang, ngay cả những địa phương khác có đường bờ biển không nên chủ quan mà cần sớm chấn chỉnh, rốt ráo kiểm tra, ngăn chặn nạn khai thác cát biển dù ở quy mô lớn hay nhỏ.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top