ClockThứ Hai, 06/06/2016 14:35

Cậu bé bị bỏ trong rừng và bài học cho cha mẹ

Nhiều người đã mừng đến độ rơi nước mắt khi theo dõi thông tin vụ mất tích của cậu bé Yamato Tanooka (Nhật Bản) hôm 28/5, khi một tuần sau đó em được tìm thấy trong tình trạng an toàn.

Cậu bé Yamato Tanooka  người Nhật Bản. Ảnh: ANN

Nơi tìm thấy em là căn nhà thuộc một khu huấn luyện quân sự ở thị trấn Shikake cách địa điểm em mất tích 5km. Ngay sau khi gặp con, câu đầu tiên mà người cha nói với con là “Xin lỗi con”.

May mắn là lời xin lỗi của người cha đã thốt ra trong niềm vui sướng và được đáp lại bằng đôi mắt bao dung của con trẻ.

Con trẻ nào cũng có thể mắc lỗi, phạm sai lầm. Lỗi lầm ấy hóa nhỏ hay nhân lên đều phụ thuộc vào cách ứng xử của cha mẹ. Việc cậu bé ném đá vào xe hơi và người đi đường, bỏ qua lời nhắc nhở của cha mẹ quả là làm người trong cuộc tức giận.

Chúng ta thông cảm với cơn giận dữ của cha mẹ, nhưng không bao giờ đồng tình với hình thức xử phạt có một không hai: Buộc con phải xuống xe và ở lại giữa một khu rừng rậm có nhiều gấu nâu. Tính hiếu động của trẻ cần được nhìn nhận bằng cái nhìn cảm thông, bao dung hơn...

Tất nhiên hình thức phạt nghiêm khắc này chỉ là để hù dọa cậu bé. Bởi chiếc xe của cha mẹ chỉ lăn bánh khoảng 500m đã vội vàng quay lại. Điều bất ngờ nằm ngoài dự tính của người lớn là cậu con trai đã biến mất và một tuần vật vã tìm kiếm bắt đầu.

Thế mới biết “người tính không bằng trời tính”, đâu ai đoán trước được điều gì sẽ xảy ra khi con trẻ vuột khỏi tầm quan sát và bảo vệ của cha mẹ. Mọi tai nạn, thương tích và mất mát đều có thể có xuất phát điểm chính từ cơn giận dữ, chủ quan của người lớn.

Chỉ một phút nóng giận, chỉ một chút lơ là của chúng ta đều có thể đánh đổi bằng chính cả cuộc đời bị nỗi ân hận giày vò, cắn rứt.

Sẽ có những lúc con trẻ biếng ăn dù ta đã dùng mọi cách dụ dỗ, nhưng đâu thể bỏ mặc con bị đói? Sẽ có những lúc con trẻ nghịch dại đến mức lì lợm, nhưng đâu thể mãi lạm dụng đòn roi? Sẽ có những lúc trẻ say mê đến mức nghiện một trò chơi nguy hại nào đó, nhưng đâu thể lột trần con bắt đứng đường như có bậc cha mẹ từng làm thế?...

Sau những hình phạt ấy, trẻ có nhận ra được lỗi lầm ấy hay sẽ là nỗi sợ hãi đến tột cùng với những vết thương trên thân thể, trong tâm hồn?

Yêu thương con đúng cách là làm bạn cùng con, dùng tình cảm và chính lối sống của mình dạy con, phân tích cho trẻ thấy được lỗi sai và giúp trẻ nhận thức được đâu là điều nên làm.

Kiềm chế cơn giận và điều tiết cơn giận là bài học lớn mà mỗi phụ huynh cần trau dồi. Khi có con, cuộc sống của cha mẹ như bước sang một trang mới. Trang ấy nở hoa hay đen tối đều phụ thuộc phần lớn vào thái độ và cách ứng xử của cha mẹ trong mỗi việc, dù nhỏ nhất. Nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Bên cạnh trách nhiệm, điều đó còn cần ở mỗi người một tình yêu thương vô bờ bến và một sự kiên nhẫn.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng (TCXD) Đảng của tỉnh nhận thấy, quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao có rất nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút, nhưng bài học xuyên suốt nhất, mang ý nghĩa quyết định nhất chính là sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.

Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ
Trải nghiệm bài học qua giáo dục STEAM

Giáo dục theo phương pháp trải nghiệm sáng tạo STEM ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả tích cực. Các trường học tại TX. Hương Trà đang nhân rộng mô hình này trong năm học 2023-2024.

Trải nghiệm bài học qua giáo dục STEAM
COVID-19 là bài học kinh nghiệm cho đại dịch tiếp theo

Các chuyên gia cho biết, thế giới đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19, với khả năng tiếp cận tốt hơn với các công nghệ y tế và sự hợp tác lâu dài, sâu sắc hơn giữa các nhà khoa học, đặc biệt là khi họ đang nỗ lực giải quyết và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm.

COVID-19 là bài học kinh nghiệm cho đại dịch tiếp theo
Return to top