ClockThứ Năm, 18/10/2018 22:45

Cầu đi bộ lát gỗ lim nhộn nhịp trước ngày khánh thành

TTH.VN - Mặc dù chưa chính thức đưa vào hoạt động do một số hạng mục lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng chưa hoàn thiện, song những ngày qua, người dân TP. Huế và du khách kéo đến tham quan, dạo bộ và chụp ảnh lưu niệm trên cầu đi bộ lát gỗ lim sông Hương

Lộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông HươngLộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông Hương

Du khách nước ngoài dạo trên cầu đi bộ lát gỗ lim dọc sông Hương

Là một trong những dự án (DA) triển khai xây dựng trên địa bàn TP. Huế được người dân quan tâm, DA thí điểm xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương (gọi tắt là DA thí điểm) do Tổ chức KOICA tài trợ cơ bản hoàn thành và chuẩn bị đưa vào khai trương.

Cầu đi bộ có tổng mức đầu tư 52,9 tỷ đồng, DA do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam.

Cầu có diện tích 2.443m2, có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 4m, sàn lát gỗ lim và có hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu. Công trình bến thuyền bao gồm sàn bê tông cốt thép các cọc neo thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời bao gồm sàn bê tông cốt thép và hệ thống ghế ngồi. Công trình chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng sẽ trang trí nhiều cây xanh, bố trí các chậu hoa dọc theo tuyến đi bộ, trồng hoa trang trí, thảm cỏ và xây dựng bãi đỗ xe. Hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ) bao gồm hệ thống đường đi bộ rộng 1,5m nằm trong khu công viên Lý Tự Trọng, đường đi bộ rộng 2m dọc bờ sông, nối từ khu vực cầu Phú Xuân đến công trình nhà hàng Festival.

Cùng với các danh lam thắng cảnh của Huế, sự có mặt của cầu đi bộ lát gỗ lim nằm trên sông Hương được xem là điểm đến mới, tạo thêm một địa điểm vui chơi, giải trí cho người dân.

Bà Dương Thu Hương, trú tại phường Tây Lộc xem trên trang facebook cá nhân của một người bạn ở TP. Hồ Chí Minh thấy ảnh cầu gỗ lim quá đẹp nên rủ nhóm bạn cùng khóa thời đại học sang chụp hình. "Thật tự hào khi Huế có một con đường dạo bộ tuyệt đẹp trên sông", bà nói!

Phó Giám đốc Ban quản lý DA, ông Nguyễn Việt Bằng thông tin, hiện các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn hệ thống điện chiếu sáng bao gồm 37 bóng điện cột đứng đang nhập từ nước ngoài về, cuối tháng 10 sẽ lắp đặt. Cùng với cầu đi bộ, UBND TP. Huế đang triển khai các DA quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, bao gồm chỉnh trang đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Lý Tự Trọng và khu vực xung quanh số 11 Lê Lợi với tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng.

Ông Bằng cho biết, cuối tháng 10/2018, đơn vị tư vấn Hàn Quốc sẽ nghiệm thu và bàn giao cho TP, UBND tỉnh và dự kiến trong tháng 12/2018, công trình sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động sau khi các hạng mục chỉnh trang hai bên bờ sông Hương hoàn chỉnh nhằm tạo cảnh quang hài hòa cho khu vực hai bên bờ sông Hương.

Một số hình ảnh cầu đi bộ lát gỗ lim trước lúc khánh thành:

Dù chưa chính thức đưa vào hoạt động nhưng cầu đi bộ bằng gỗ lim những ngày qua luôn hút khách 

Hệ thống cây xanh được trang trí dọc cầu đi bộ

Nhiều bạn trẻ tạo dáng, chụp hình ở không gian khá mới lạ này

Một góc cầu đi bộ về chiều khá ấn tượng

Cầu đi bộ nhìn qua bên kia phía đối diện là công viên Thương Bạc

Thanh Hương - Phan Thành (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top