ClockThứ Tư, 26/05/2021 07:00

Cầu nối cho sản phẩm làng nghề

TTH - Cùng với việc hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc hiện đại từ nguồn vốn khuyến công (KC) giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) nâng cao năng suất, chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm, Sở Công thương còn làm cầu nối xúc tiến quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sản phẩm làng nghề hối hả vào vụ tếtTập trung hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và OCOP

Cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai sản xuất được nhiều sản phẩm lưu niệm tinh xảo phục vụ khách du lịch

Sau 15 năm hoạt động, doanh số bán hàng đối với sản phẩm mì lát của cơ sở mì lát bánh canh khô Phụng Nhung, xã Quảng Thành (Quảng Điền) ngày càng tăng, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp trên thị trường. Từ quy mô hộ gia đình và chủ yếu sản xuất thủ công, năm 2013, cơ sở đầu tư máy cán và sấy sản phẩm công suất 3- 4 tạ/ngày. Song, với lượng tiêu thụ tăng, mỗi tháng khoảng 12- 15 tấn sản phẩm nên công suất máy vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, nguồn cung luôn thiếu hụt.

Sau khi thụ hưởng nguồn vốn KC, cơ sở đầu tư dây chuyền sản xuất mì lát bánh canh khô công suất 1 tấn sản phẩm/ngày, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng, trong đó vốn KC hỗ trợ 100 triệu đồng.

Theo chủ cơ sở Trương Hữu Phụng, để mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng nên không có kinh phí trang bị máy móc. Nguồn vốn KC đã hỗ trợ kịp thời góp phần tăng năng suất, giải quyết thêm nhiều lao động. Sau khi đưa máy vào hoạt động, không chỉ năng suất tăng gấp 3 lần so với máy cũ, lượng điện tiêu thụ giảm 30% mà chất lượng sản phẩm được nâng lên, sợi mì đều hơn nên doanh số bán hàng tăng lên. Hiện, mỗi tháng cơ sở tiêu thụ trên 15 tấn sản phẩm tại các tỉnh, thành phố trong nước, giải quyết việc làm cho gần 20 người.

Ngoài nguồn hỗ trợ kinh phí đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công thương còn hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ giới thiệu sản phẩm CNNT tổ chức ở Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, qua đó cơ sở ký kết được các đơn hàng lớn, đồng thời kết nối với các đại lý để cung ứng tiêu thụ sản phẩm số lượng lớn.

Sau khi được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai ở TX. Hương Thuỷ được nguồn vốn KC hỗ trợ kinh phí trang bị máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D có tổng kinh phí 215 triệu đồng, đồng thời làm cầu nối đưa sản phẩm đến với các tỉnh, thành phố trong nước thông qua các kênh quảng bá của Sở Công thương. Từ thiết bị này, cơ sở đã sản xuất các sản phẩm lưu niệm và quà tặng phục vụ khách du lịch và tham gia các hội thi thiết kế hàng lưu niệm, đưa sản phẩm vươn xa.

Chủ cơ sở, ông Trần Văn Ngọ cho rằng, từ đầu năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID- 19 nên sản phẩm tiêu thụ tại chỗ chậm. Tuy nhiên, nhờ có kênh quảng bá của Sở Công thương cũng như công tác xúc tiến giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ trong nước nên một số đại lý đặt hàng qua mạng nên nguồn cung ổn định hơn trước.

Năm 2021, Sở Công thương đẩy mạnh các nguồn vốn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển nghề truyền thống và vốn KC tiếp tục hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến khuyến khích các cơ sở CNNT, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường...

Phó Giám đốc Trung tâm KC và Tư vấn phát triển công nghiệp Nguyễn Thị Mỹ Hằng thông tin, năm 2021 nguồn vốn KC sẽ hỗ trợ trên 1 tỷ đồng cho các cơ sở CNNT, bao gồm khoảng 10 đề án đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu. Đồng thời hỗ trợ các DN ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng năng lực cạnh tranh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch

Thu hút và giữ chân du khách, đặc biệt là khách Tây hiện nay không chỉ nằm ở tài nguyên, sản phẩm du lịch hay cảnh quan văn hóa - lịch sử mà ở vẻ đẹp chân phương của con người, tính chuyên nghiệp trong cách làm du lịch và tạo được dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch, trải nghiệm của du khách.

Tạo dấu ấn địa phương trong sản phẩm du lịch
Tốt gỗ tốt cả nước sơn

Quan niệm các sản phẩm thủ công truyền thống giá rẻ đã trở nên lạc hậu khi hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt tay nâng tầm thương hiệu, mẫu mã các sản phẩm thủ công hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp.

Tốt gỗ tốt cả nước sơn

TIN MỚI

Return to top