ClockThứ Ba, 31/07/2018 06:45

Cầu nối của doanh nghiệp FDI

TTH - Ấp ủ xây dựng “sân chơi” cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) từ năm 2013, sau nhiều lần lỡ hẹn, cuối tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) FDI Thừa Thiên Huế đã công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ban chủ nhiệm CLB. Đây là nơi cộng đồng doanh nghiệp FDI gặp gỡ, chia sẻ và hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp “khát” lao động chuyên môn caoKhông chỉ FDI, doanh nghiệp nội địa cũng chuyển giáĐồng hành cùng doanh nghiệp FDIDoanh nghiệp FDI sa thải khá nhiều lao động trên 35 tuổi90% nhà cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là doanh nghiệp FDIDoanh nghiệp FDI đánh giá tích cực về cải cách thủ tục hành chính

Công nhân tại nhà máy may SCAVI Huế

Rào cản

Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực may mặc thuộc Tập đoàn Scavi (Pháp), sau 10 năm có mặt tại Khu công nghiệp Phong Điền, năm 2017, Công ty Scavi Huế tạo bứt phá khi mức tăng trưởng đạt 40%, kim ngạch xuất khẩu chạm mốc 108 triệu USD và giải quyết việc làm cho 6 ngàn lao động. Năm 2018, Scavi tiếp tục triển khai xây dựng nhà máy may 4, nâng tổng số chuyền may lên 150, tạo cơ hội việc làm cho 7 ngàn lao động, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD.

Về kinh nghiệm đầu tư, Tổng giám đốc Scavi Huế, ông Trần Văn Mỹ cho rằng: “Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa, rào cản từ thủ tục hành chính và  nguồn nhân lực chất lượng cao là những quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng”.

Tổng Giám đốc Công ty Hello Quốc tế Việt Nam Trương Quốc Cường chia sẻ: Đầu tư tại Thừa Thiên Huế từ năm 2002, ngoài cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp Hương Sơ, chúng tôi hiện đang đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Tứ Hạ (Hương Trà), tuy nhiên, do gặp khó trong thực hiện các thủ tục hành chính nên thời gian triển khai kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hy vọng CLB FDI sẽ là cầu nối để doanh nghiệp và chính quyền gặp gỡ, xây dựng các cơ chế chính sách để gỡ khó cũng như giúp tăng cường hơn nữa năng lực của các doanh nghiệp FDI Thừa Thiên Huế.

Công nhân tại nhà máy may SCAVI Huế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho hay: “Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của một số tập đoàn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật như: Carlsberg (Đan Mạch), Banyan Tree (Singapore), HBI (Hoa Kỳ), Scavi (Pháp), Luks Cement (Hồng Kông), CP (Thái Lan)... Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp FDI trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khó trong việc tiếp cận các nguồn lực về tài chính ngân hàng, về huy động và đào tạo lao động có tay nghề cao, về tiếp cận đất đai, các quy định của Nhà nước”...

Sân chơi chung

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 96 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD; trong tổng số 70 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, có khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Năm 2017, doanh thu khu vực FDI đạt 800 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 87,7 triệu USD, giải quyết việc làm cho gần 20 ngàn lao động.

CLB FDI tỉnh hiện quy tụ 21 thành viên là các lãnh đạo, doanh nhân, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp FDI với mong muốn phát triển một cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp FDI lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên CLB FDI- Lê Đình Khánh nhìn nhận: Chúng ta vẫn còn những bất cập, hạn chế cần xây dựng giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, CLB sẽ là sân chơi chung, tiếng nói chung trong vấn đề thu hút, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI.

Chủ nhiệm CLB FDI, ông Trần Văn Mỹ thông tin: Tham gia CLB FDI, cái được đầu tiên là doanh nghiệp có quyền lợi, có tiếng nói chung mạnh mẽ. CLB ra đời sẽ gắn kết các doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn, góp phần tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Thừa Thiên Huế. Đồng thời, làm cầu nối chuyển tải đến lãnh đạo tỉnh tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, doanh nhân.

“Khi có quyền lợi họ sẽ có động lực xây dựng hình ảnh khối đầu tư nước ngoài lớn mạnh để thu hút đầu tư, kết nối giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh để tạo sự giao thương giữa các doanh nghiệp với nhau. Cộng đồng doanh nghiệp FDI cũng sẽ có trách nhiệm đóng góp và chung tay phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà bằng những chương trình về an sinh xã hội, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng hệ thống nước sạch, ánh sáng nông thôn mới”, ông Mỹ nói.

 Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối của chị em

“Các chi hội trưởng (CHT) phụ nữ thôn, tổ… trên địa bàn thành phố là những người tích cực trong tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các hội viên (HV); thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ”, bà Đặng Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế khẳng định.

Cầu nối của chị em
Đảng trong lòng đồng bào Công giáo - Kỳ 1: “Cầu nối” giữ mối đoàn kết lương - giáo

Đồng bào Công giáo (CG) là bộ phận không thể thiếu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cấp ủy, chính quyền địa phương trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đồng hành, sát cánh và dành sự quan tâm đặc biệt đối với các hoạt động của tổ chức CG. Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Nguyễn Chí Linh từng chia sẻ: “Đồng bào theo Công giáo luôn một lòng tin yêu, đặt kỳ vọng vào các cấp ủy, chính quyền địa phương, vào tổ chức đảng, hướng đến mục tiêu: Người Công giáo tốt chính là người công dân tốt”...

Đảng trong lòng đồng bào Công giáo - Kỳ 1 “Cầu nối” giữ mối đoàn kết lương - giáo
Cầu nối giao lưu văn hóa

Thông qua hợp tác quốc tế, các đơn vị không chỉ giao lưu, trao đổi về công tác đào tạo chuyên môn, còn là cơ hội để quảng bá văn hóa đặc trưng của đất nước mình.

Cầu nối giao lưu văn hóa

TIN MỚI

Return to top