ClockChủ Nhật, 26/07/2020 06:12

“Cầu nối” Mặt trận

TTH - Vận động dân tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng hiệu quả và đoàn kết giúp nhau giống, vốn… để đầu tư phát triển mô hình sản xuất mới là cách làm hiệu quả của Mặt trận và các tổ chức thành viên thị xã Hương Trà.

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mớiTái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trịTái cơ cấu ngành công nghiệp: ưu tiên phát triển làng nghề & năng lượng sạch

Trồng hành lá mang lại thu nhập khá cho gia đình anh Phạm Viết Anh

Phát triển các mô hình kinh tế

Từ đầu năm đến nay, các thành viên Tổ nghề nghiệp trồng hành lá Xuân Tháp (phường Hương Xuân) rất phấn khởi khi các thương lái thu mua hành với giá ngày một cao. Anh Phạm Viết Anh, thành viên của tổ nghề cho biết, với giá thu mua hiện tại là 18 nghìn đồng/kg, mỗi sào hành của gia đình mang lại thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi đợt thu hoạch (2 tháng).

Theo lời kể của anh Viết Anh, trước đây đa phần các gia đình tại thôn Xuân Tháp vẫn loay hoay với ruộng lúa nước truyền thống nhưng không mấy hiệu quả. Khi Hội Nông dân phường Hương Xuân mang mô hình trồng hành lá về địa phương, nhiều hộ dân đã tham gia vì hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật, Hội Nông dân phường còn tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn ưu đãi từ nhiều nguồn và hỗ trợ bẫy côn trùng bảo vệ diện tích canh tác. Các thành viên trong tổ xây dựng mối liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau về kỹ thuật để sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao.

Tương tự, trên địa bàn phường Hương Xuân còn có nhiều mô hình kinh tế mới như: Câu lạc bộ (CLB) phong lan và cây cảnh; CLB cá lồng Thanh Lương 3… Các tổ, nhóm liên kết và CLB không chỉ là giữ vai trò định hướng, hỗ trợ kỹ thuật mà còn là cầu nối giúp hội viên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất.

Bà Lê Thị Bảy Lan, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) phường Hương Xuân cho biết, định hướng của địa phương là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, phù hợp. Trên cơ sở đó, Mặt trận đã phối hợp với Hội Nông dân phường thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia các mô hình kinh tế phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mới nhất là mô hình trồng ổi VietGAP, Mặt trận tập trung vận động 35 hộ dân có diện tích lớn chuyển hướng sang trồng ổi hữu cơ để nâng cao giá trị nông sản.

“Trong Ngày hội đại đoàn kết hằng năm, nông dân tiêu biểu đều được tuyên dương, nhằm lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, Mặt trận còn hỗ trợ những hộ có hoàn cảnh khó khăn vay tiền không lãi từ nguồn Quỹ vì người nghèo của phường để phát triển kinh tế nếu có nguyện vọng”, bà Lan cho biết thêm.

Gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQVN thị xã Hương Trà, đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống là một trong những nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được đơn vị triển khai từ năm 2015.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Ủy ban MTTQVN các cấp trong thị xã đã tích cực phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động dân áp dụng khoa học, công nghệ phát triển sản xuất, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu, sản xuất rau, củ, quả có xuất xứ nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trang trại sản xuất đa canh, chuyên canh phù hợp với địa thế, địa hình để mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Cùng với đó, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực vận động người dân đoàn kết giúp nhau giống, vốn, ngày công lao động, cho mượn tiền không lãi để đầu tư phát triển các mô hình sản xuất. Trong 5 năm (2014 - 2019), nguồn Quỹ vì người nghèo của địa phương đã hỗ trợ về giống, vốn sản xuất cho 66 lượt hộ nghèo với số tiền trên 327 triệu đồng cùng nhiều hình thức giúp đỡ khác như: trao nhà Đại đoàn kết, học bổng cho học sinh nghèo…

Ông Nguyễn Văn Duật, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thị xã Hương Trà cho biết, Mặt trận các cấp thị xã sẽ tiếp tục phát huy vai trò tuyên truyền, vận động và làm cầu nối để các tầng lớp Nhân dân cùng nhau tích cực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, vật chất.

Bài, ảnh: Minh Chiến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Linh hoạt trong vận động, thuyết phục

Nắm rõ luật, kiên trì vận động, thuyết phục người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp (DN).

Linh hoạt trong vận động, thuyết phục
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

TIN MỚI

Return to top