ClockThứ Bảy, 23/04/2016 14:48

Cây đa Đá Bạc được công nhận là cây di sản Việt Nam

TTH.VN - Đây là cây đa đầu tiên và là cây cổ thụ thứ 3 trên địa bàn tỉnh được công nhận là cây di sản.
Đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (phải) trao bằng công nhận Cây đa là cây di sản Việt Nam cho lãnh đạo huyện Phú Lộc 

Sáng 23/4, UBND huyện Phú Lộc tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Cây đa Đá Bạc, tại thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam. Đến dự có ông Cái Vĩnh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện và người địa phương.

Cây đa Đá Bạc khoảng 300 năm tuổi, nằm bên cạnh QL1A đoạn gần bến đò Đá Bạc cũ, thuộc khu vực Di tích lịch sử quốc gia Ngã ba Ràng Bò - Bến cây đa Đá Bạc. Cây đa có chiều cao 25m, tán lá rộng khoảng 35m, rễ chính và rễ phụ ôm gọn vào 6 hòn đá hoa cương kết thành khối có chu vi khoảng 27m; chiều cao các tảng đá chừng 3m. Dưới gốc cây đa hiện có miếu thờ Bà Thủy do ngư dân làng Đá Bạc góp công, góp của xây dựng cách đây 120 năm cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá. Năm 2013, miếu được người dân đóng góp, tu sửa mới, là nơi hương khói tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách khi viếng thăm cây đa Đá Bạc.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Bảo tồn cây di sản

Tiếp theo cây thị trên 300 tuổi ở Thủy Xuân ( Huế) và cây thị trên 500 tuổi ở làng cổ Phước Tích, Thừa Thiên Huế vừa có thêm cây đa ở Đá Bạc (Phú Lộc) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là Cây di sản. Thừa Thiên Huế có thể tự hào là một địa phương có nhiều Cây Di sản ở nước ta.

Bảo tồn cây di sản
Return to top