ClockChủ Nhật, 07/10/2018 10:49

Cây trái cho đời

TTH - Năm ngoài bảy mươi, ở nhà trông cháu đi ra đi vào buồn tay buồn chân nên ngoại thường ra vườn trồng cây. Quẩn quanh bên cái ảng nước ngoại cũng có thể tìm thấy mấy cây mít vừa lên hay vài cây bơ mới nảy mầm mà cách đó vài tuần lũ cháu ăn vứt xuống.

Cái thị trấn nửa phố nửa quê cũng khiến cho đất đai ngày một hẹp dần. Thế nên trồng cây gì trong vườn cũng là một lựa chọn khó khăn đối với ngoại. Hôm ngoại trồng cây mít, một ông lão hàng xóm bảo: “Bà sống được bao lâu nữa mà trồng. Có khi cây chưa lớn thì mình đã quy tiên”. Ngoại cười, nụ cười móm mém vì cái răng sâu đã bị gãy: “Trồng cho con cho cháu chứ phải cho mình đâu”.

Năm ngoại tám mươi, sức khỏe vẫn tốt. Cây mít thoáng cái mà đã có gần 10 năm tuổi, bằng tuổi thằng út em mình. Mỗi mùa mít đến ngoại cứ đi ra đi vào trông chừng những trái mít sắp chín như sợ ai đó trèo hàng rào vào hái mất. Khi mít chín, mạ mình giục lên hái xuống, mít thơm lừng cả xóm thế mà ngoại không ăn. Ngoại bảo “bây ăn đi, khi nào tao khuất núi rồi thờ cả quả cũng được”. Nói xong ngoại cười khì khì làm hở những cái răng sún.

Nhìn lũ cháu móc từng múi mít ăn ngon lành, ngoại nói: “Cái tay tao mát lắm. Trồng cây là sum suê trái. Đứa nào thích ăn nhãn, mai kiếm giống về tao trồng cho”. Mấy năm sau cây nhãn trong khu vườn chật chội đã có quả đầu tiên. Hái chùm nhãn đầu tiên cho ngoại, vẫn nụ cười sóm sém, ngoại bảo: “Đời tao thế mà may mắn, trồng cây gì là ăn được cây đó”.

Vừa rồi trường học kỷ niệm mấy chục năm thành lập, tôi về dự, gặp bạn bè một thuở vui như tết. Có đứa chỉ tay vào cây phượng, cây bàng hay cây muồng bảo cây này do tay tao trồng nè. Mới đó mà trên hai chục năm. Hèn gì tóc đã bạc. Tự nhiên nhận ra trong khu vườn rộng thênh thang của trường mình chẳng để lại một thứ gì để mà nhớ. Những mầm bàng, mầm phượng của mấy chục năm trước mọc cơ man dưới chân nhưng chẳng bao giờ tôi để ý.

Ở tuổi nào thì trồng cây chưa muộn? Tôi thường hỏi như thế để rồi thấy mình ngây thơ. Ngay cả ngoại mình đến 80 tuổi vẫn trồng cây dù chẳng trông mong ngày hái quả. Chỉ có thế thôi mà đến nửa đời người, tôi mới nhận thấy!

YÊN MÃ SƠN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại học Huế trồng 1.000 cây xanh hưởng ứng Tết trồng cây

1.000 cây xanh đã được Đại học Huế tổ chức phát động trồng vào sáng 26/2 tại khu đất Trường Du lịch (khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia, TP. Huế) nhằm hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024.

Đại học Huế trồng 1 000 cây xanh hưởng ứng Tết trồng cây
Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67

Ngày 19/2, Ban Quản lý Rừng phòng hộ sông Bồ phối hợp với các ban ngành tổ chức trồng cây xanh, tu bổ cảnh quan khu vực Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67, xã Phong Xuân (Phong Điền). Đến dự có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Cây xanh cho đô thị di sản

Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với gần 70 ngàn cây xanh đường phố, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1. Công tác quy hoạch cây xanh đường phố đã và đang được TP. Huế triển khai nhằm tạo ra một bản sắc riêng cho đô thị di sản.

Cây xanh cho đô thị di sản
Return to top