ClockThứ Năm, 01/10/2020 11:46

Cây xanh gãy đổ gây thiệt hại: Tuỳ trường hợp mới được bồi thường

TTH.VN - Những vụ tai nạn hi hữu do cây xanh gãy đổ khiến người bị thương và phương tiện hư hỏng nặng khiến nhiều người lo lắng. Thời điểm Huế vào mùa mưa bão, nỗi lo này cứ thế phập phồng khi ra khỏi nhà. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm chính sau những tai nạn hi hữu đó?

Cây xanh & tình người xứ HuếDọn cây gãy, đổHuế sau khi bão quaTái thiết & bảo tồn “đặc trưng cây xanh” đô thị Huế

Cây xanh gãy đổ đè lên chiếc xe trên đường Nguyễn Công Trứ, TP. Huế. Ảnh: L.V.M

Mới đây, cơn bão số 5 xảy ra trên địa bàn đã có nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn, có người tử vong sau một thời gian điều trị do ảnh hưởng của cây xanh gãy đổ. Không chỉ ảnh hưởng do bão, cây xanh gãy đổ còn có sự tác động bởi chịu áp lực lớn từ việc đô thị hoá, giao thông, từ đó việc sinh trưởng và phát triển của cây sẽ không đồng điều… dẫn đến cây bật gốc, nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường.

Hiểm hoạ rình rập

Anh Nguyễn Thọ, TP. Huế cho biết, vì đặc thù công việc nên thường xuyên di chuyển xe máy liên tục trên đường bất kể trời nắng hay mưa. Nhưng với anh, ám ảnh nhất vẫn là thời tiết mưa lớn kèm gió to, chưa nói đến cơn bão được dự báo từ trước. Những lúc như thế, việc di chuyển khó khăn một phần, nhưng e ngại hơn khi đi qua những tuyến đường có hệ thống cây xanh dày đặc, nguy cơ gãy đổ có thể xảy ra bất cứ khi nào. “Không phải riêng gì mình mà những thời điểm như thế có rất nhiều người cùng di chuyển. Thi thoảng vẫn chứng kiến một vài cây xanh gãy đổ, nhưng rất may không ai bị chi cả”, anh Thọ kể lại và nói thêm, những lần như thế anh đã rút kinh nghiệm bằng cách xin trú tạm vào nhà một ai đó.

Cơn bão số 5 vừa rồi, dù chỉ quét qua Huế chừng 30 phút, nhưng đã gây hậu quả nặng nề. Ngoài hàng trăm căn nhà bị tốc mái, hư hỏng còn có trường hợp bị cây xanh gãy đổ dẫn đến tử vong.

Trong đó, trường hợp một chuyên viên của Phòng GD-ĐT TP. Huế trên đường từ cơ quan trở về nhà đã không may gặp nạn. Khi đi ngang đoạn đường Nguyễn Công Trứ (TP Huế) thì bất ngờ bị cành cây xanh trên đường gãy đổ đè lên người và xe máy. Dù được người đi đường nhanh chóng đưa đi bệnh viện nhưng do chấn thương quá nặng, nạn nhân không qua khỏi.

Cách đây nhiều năm về trước, một vụ thoát chết li kì cũng do cây xanh gãy đổ khiến những ai sống gần cầu Vĩ Dạ khi nhắc lại vẫn không khỏi giật mình. Trong lúc lưu thông trên đường, một chiếc ô tô 4 chỗ mang biển số công vụ khi đi qua cầu Vĩ Dạ, đoạn gần giao nhau với đường Bà Triệu – Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Lộ Trạch bị một cây xanh gãy đổ, đè chắn ngang lên nóc xe. Chiếc xe bị lún phần trần, gương chắn phía trước cũng như gương chiếu hậu cũng bị rạn nứt. Rất may tài xế tài xế thoát nạn.

Tuỳ trường hợp để xem xét

Theo một lãnh đạo của Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, việc cây xanh gãy đổ và gây thiệt hại đến người và tài sản của người đi đường là chuyện không ai mong muốn. Vào trước khi có thông tin thiên tai, bão lụt ngành cây xanh luôn chú trọng đến việc cắt tỉa, xén cành. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp hi hữu, ngoài ý muốn xảy ra. Nhưng theo vị này, một khi đã có cảnh báo thời tiết xấu, hạn chế ra đường từ chính quyền nhưng một số người vẫn ra đường và gặp nạn là chuyện khác. Còn với thời tiết bình thường, nhưng cây xanh gãy đổ gây ảnh hưởng cho người đi đường tất nhiên ngành cây xanh có phần trách nhiệm.

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Anh Tâm, Công ty Luật Công Khánh (TP. Huế) cho biết, Điều 604 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Nếu cây cối thuộc quyền quản lý của một người dân cụ thể, vừa là chủ sở hữu đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý, trông coi cây cối thì chủ sở hữu phải tuân theo quy định Khoản 1 Điều 177 BLDS 2015.

Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh (BĐSLK&XQ) thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu BĐSLK&XQ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu BĐSLK&XQ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu. Việc không quản lý cây cối mà gây nên thiệt hại thì chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Trường hợp cây xanh ở đô thị thuộc tài sản của Nhà nước, hoạt động quản lý cây xanh đô thị tuân theo quy định tại Điều 18 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, ngày 11/06/2010. Những đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh được UBND cấp huyện yêu cầu và giao nhiệm vụ thực hiện có kế hoạch xử lý đối với cây nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân. Trường hợp có thiệt hại xảy ra mà thỏa mãn các điều kiện về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu đơn vị dịch vụ về quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại, bởi trách nhiệm trông coi, quản lý cây cối được chuyển từ chủ thể sở hữu Nhà nước sang cho đơn vị dịch vụ; khi thực hiện nhiệm vụ, đơn vị dịch vụ đã có lỗi để cây cối gây thiệt hại cho người xung quanh, không kịp thời phát hiện ra tình trạng nguy hiểm để có những biện pháp khắc phục phù hợp.

“Các chi phí, mức bồi thường được quy định tại BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong trường hợp các bên (chủ sở hữu cây cối, đơn vị dịch vụ, người thiệt hại/đại diện hợp pháp của người thiệt hại) không thống nhất việc bồi thường thì có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, Luật sư Anh Tâm phân tích.

Không bồi thường trong trường hợp bất khả kháng

Việc bồi thường trong trường hợp cây xanh bị gãy đổ bởi các yếu tố thiên tai, thảm họa thì cơ quan giải quyết tranh chấp phải xem xét đến các yếu tố lỗi, cụ thể:

Nếu các sự kiện xảy ra hoàn toàn là bất ngờ, đột ngột, các cơ quan chưa phát hiện, chưa thông báo... nên chủ sở hữu/cơ quan quản lý cây xanh đô thị không được biết/hay quá bất ngờ không thể khắc phục được thì thuộc trường hợp bất khả kháng.

Ngược lại, sự kiện xảy ra mà bên chịu trách nhiệm đã được biết/ hoặc có khả năng khắc phục thì nếu có thiệt hại xảy ra, bắt buộc phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành vai trò chủ sỡ hưu/co quan quản lý.

Ngoài ra, cũng cần phải xem xét đến hành vi của người bi hại, nếu đã được biết về các sự kiện bất khả kháng nhưng vẫn di chuyển bên ngoài, không vì lý do khẩn cấp để đánh giá khách quan xem có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thừng thiệt hại hay không.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top