Thế giới

CDC Mỹ: Nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 gấp 5 lần cao nếu không tiêm vaccine

ClockThứ Bảy, 30/10/2021 15:51
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 30/10 cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 sẽ cao hơn gấp 5 lần đối với những trường hợp không tiêm chủng trong khi đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh này.

WHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịch

 Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế St. Mary tại Tarzana, California (Mỹ) ngày 3/1/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Nghiên cứu trên do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tiến hành đối với 7.000 trường hợp sinh sống tại 9 bang của Mỹ, phải nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có các triệu chứng giống như mắc COVID-19.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 và từng mắc bệnh này có nguy cơ tái nhiễm virus SARS-CoV-2 cao gấp 5 lần so với những người đã được tiêm chủng đầy đủ và chưa từng mắc bệnh này.

Khoảng 6.000 người trong số các trường hợp được nghiên cứu đã được tiêm chủng đầy đủ với vaccine của Moderna hoặc Pfizer/BioNTech từ 3 đến 6 tháng trước khi nhập viện. Trong khi đó, 1.000 người còn lại là những trường hợp chưa tiêm chủng và đã mắc COVID-19 cách đó 3 đến 6 tháng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 5% bệnh nhân đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi tỷ lệ này ở nhóm chưa tiêm chủng là khoảng 9%. Dựa trên các dữ liệu liên quan khác như tuổi tác và mức độ lây nhiễm ở các khu vực khác nhau của nước Mỹ, các nhà khoa học đã ước tính ra rằng nguy cơ tái mắc bệnh ở nhóm chưa được tiêm phòng thậm chí còn cao hơn so với tỷ lệ nêu trên.

Theo CDC, các dữ liệu khoa học đã chứng minh rằng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn, mạnh mẽ hơn và ổn định hơn, theo đó người đã được tiêm sẽ không phải nhập viện điều trị trong trường hợp mắc bệnh và "tấm lá chắn" này có tác dụng trong tối thiểu 6 tháng. Giám đốc CDC Rochelle Walensky nêu rõ: "Như vậy, giờ đây chúng ta đã có thêm bằng chứng một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vaccine ngừa COVID-19, ngay cả đối với những người đã từng mắc căn bệnh này".

Trong khi đó, Tiến sĩ Mike Saag - một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ), không nằm trong nhóm thực hiện nghiên cứu trên - đánh giá nghiên cứu đã "được thực hiện tốt và thuyết phục". Ông cũng cho rằng đây là thông tin quan trọng đối với các bậc phụ huynh, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang hướng tới việc mở rộng chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top