ClockThứ Ba, 05/05/2015 06:15

Cha mẹ là “đôi chân” cho con…

TTH - "Cha ơi, ước chi con đi được". "Con đừng lo, cha mẹ sẽ làm đôi chân cho con". Và từng ngày dù mưa hay nắng, con đường ven bờ sông An Cựu in bóng cha con em Nguyễn Đình Thịnh (học sinh lớp 74 Trường THCS Đặng Văn Ngữ, TP Huế). Thầy cô, các bạn đã quá quen hình ảnh xúc động, ngày nào người cha cũng cõng đứa con bị liệt đến tận chỗ ngồi trong lớp học. Đã bảy năm liền như thế…

Cõng con đến tận chỗ ngồi trong lớp học

Vượt lên nỗi đau

Mẹ của Thịnh, chị Lê Thị Bé vẫn nhớ như in niềm vui sướng, hạnh phúc khi đứa con thứ hai sinh ra nặng hơn 4kg, mặt mũi khôi ngô trắng trẻo. “Con trai đầu của vợ chồng tui không may bị mắc bệnh loãng dưỡng cơ vận động. Bác sĩ nói đây là căn bệnh hiếm gặp, thế giới chưa có thuốc chữa. Con chưa kịp lớn thì cơ thể đã ngày càng yếu dần đi đến bị liệt, phải ngồi xe lăn. Cả gia đình chờ đón đứa thứ hai với biết bao hy vọng”. Vậy nhưng, chào đời chưa bao lâu, cơ thể Thịnh bắt đầu có những biểu hiện bệnh tật, cứ yếu dần. Đến tuổi, cậu bé vừa đi vừa ngã. Lên 5 tuổi, đôi chân em hoàn toàn bị liệt. Cha của Thịnh, anh Nguyễn Đình Quốc ngậm ngùi kể: “Trong một lần đưa con đến bệnh viện, sau xét nghiệm, bác sĩ gọi riêng tui vào phòng thông báo Thịnh mắc bệnh như anh trai. Bác sĩ còn dặn đừng tiếp tục sinh, bởi nếu đứa trẻ sinh ra là con trai, chắc chắn lại mắc căn bệnh này, nếu con gái, nguy cơ mắc bệnh là 50%. Con gái may mắn không mắc bệnh thì đến đời cháu ngoại tui lại sẽ bị. Nghe xong, tui tưởng chừng mình gục ngã ngay tại chỗ”. Khi trở ra, thấy ánh mắt con buồn rười rượi, người cha cố chôn nỗi đau tận đáy lòng. Anh Quốc không bao giờ quên được điều ước của đứa con nhỏ ngay phía ngoài phòng bệnh “Cha ơi, ước chi con đi được”. Người cha ôm chặt con vào lòng: “Con đừng lo. Cha mẹ sẽ làm đôi chân cho con”.
Khi Thịnh mới chào đời, cũng là lúc anh trai (hơn Thịnh 6 tuổi) vào lớp một. Biết con mơ ước được đến trường như bạn bè cùng lứa, dù cuộc mưu sinh nhọc nhằn vất vả, vợ chồng chị Bé - anh Quốc vẫn ưu tiên thời gian đưa con đi học. Gánh bánh canh của người mẹ đến tận mười giờ đêm mới bán hết nên hàng ngày, anh Quốc cõng con vào tận chỗ ngồi trong lớp, đợi tiếng trống vang lên, báo hiệu giờ học bắt đầu mới đi làm và quay trở lại trường đón con trước giờ tan học. “Cả hai con đều bị liệt, vợ chồng tui vất vả hơn gấp trăm lần. Từ hai bàn tay trắng, vừa kiếm tiền nuôi con, vừa tích cóp từng chút một xây cho con có mái nhà đàng hoàng, là nỗ lực không mệt mỏi của cả gia đình suốt bao năm qua. Để đảm bảo làm “đôi chân” cho con, tui phải lựa chọn công việc tự do, vất vả hơn, cực nhọc hơn. “Nhảy” hết công việc này đến chỗ làm khác. Nhưng cực nhọc mà con được học, được vui chơi với bạn bè, người làm cha mẹ như vợ chồng tui cũng cam lòng. Vậy mà, đến năm lớp năm, do quá yếu, anh trai Thịnh không thể tiếp tục tới trường được nữa. Lúc này, Thịnh đến tuổi vào lớp một. Vợ chồng tui lại đồng hành với con. Ròng rã đã bảy năm”.
Cùng con đồng hành
Thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Đặng Văn Ngữ đã quá quen hình ảnh xúc động, ngày nào người cha cũng cõng đứa con bị liệt đến tận chỗ ngồi trong lớp học, trên tầng hai của trường. Có lúc là người mẹ. “Họ có thể nghỉ buổi làm chứ không bao giờ để con phải vắng mặt một tiết học. Chúng tôi cảm nhận tình cảm yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho con. Yêu thương là điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy dù bệnh tật, nhưng lúc nào em ấy cũng lạc quan, tươi cười hòa đồng với bạn bè, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô. Em là học sinh giỏi suốt 6 năm liền. Học kỳ I năm nay (lớp 7) em cũng đạt học sinh giỏi”, thầy Lê Chí Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Văn Ngữ chia sẻ. Anh Quốc cũng tự hào về đứa con tàn tật nhưng ham học. Nhiều lần Thịnh thủ thỉ, cháu mơ ước có kiến thức để sau này làm người có ích. Năm vừa rồi, khi cháu nhận phần thưởng học sinh giỏi, tui cũng lên bục, là người đứng phía sau cháu”.
Ngôi nhà giản dị ngăn nắp ở đường Tôn Quang Phiệt (phường An Đông, TP Huế), không phải lúc nào cũng đầy đủ các thành viên để quây quần cùng nhau, nhưng bao giờ cũng toát lên cảm giác ấm áp. Có lẽ từ ánh mắt yêu thương của cha, mẹ và gương mặt, nụ cười đứa con rạng rỡ. “Anh trai Thịnh mất cách đây gần một năm, khi vừa bước vào tuổi mười tám. Vợ chồng tui thêm một lần tan nát cõi lòng. Nhưng còn Thịnh, còn ước mơ được đi học, đi về phía trước... Chúng tôi phải nuốt nỗi đau vào trong, gắng sống mạnh mẽ, để còn làm đôi chân cho con”, người cha chia sẻ.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Return to top