ClockThứ Ba, 03/08/2021 15:56

Chăm lo đời sống cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

TTH - Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam có cuộc sống ổn định hơn đang được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã Hồng Hạ (A Lưới) chung tay thực hiện hiệu quả.

Giúp nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống

Lãnh đạo xã Hồng Hạ thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn  (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Chuồng chăn nuôi gia cầm với số lượng hàng trăm con, cùng với diện tích gần 1ha rừng keo tràm là nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Hồ Thị Thời, một hộ dân có 3 thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin ở thôn Cân Tôm, xã Hồng Hạ. Mấy năm trở lại đây, gia đình bà đã có cuộc sống ổn định hơn sau khi được chính quyền địa phương hỗ trợ nguồn vốn, xây dựng chuồng trại, tặng cây, con giống phát triển mô hình kinh tế kết hợp chăn nuôi và trồng rừng.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, cán bộ LĐTB&XH xã Hồng Hạ cho hay: Hai vợ chồng bà Hồ Thị Thời đều là bệnh binh, chồng của bà đã mất vì những cơn bạo bệnh do chất độc da cam hành hạ. Ông bà có tất cả 9 người con, người con trai đầu bị phơi nhiễm chất độc hóa học, mắc nhiều bệnh tật, sau khi lấy vợ sinh được 4 người con thì đứa con út của anh cũng bị câm điếc và bị bệnh lao hạch. Vợ của anh sau khi sinh đứa thứ 4 thì đã mất, vì vậy hoàn cảnh của gia đình bà Thời hết sức khó khăn.

Kịp thời giúp đỡ gia đình nạn nhân nhiễm chất độc hóa học ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương và các ban, ngành xã Hồng Hạ đã linh động hỗ trợ cho hộ bà Hồ Thị Thời 200 con gà giống, tạo điều kiện về nguồn vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi, cấp thêm đất lâm nghiệp, cây giống để phát triển trồng rừng kinh tế với diện tích gần 1ha. Bà Thời xúc động chia sẻ: Chính nhờ nguồn thu từ rừng trồng và chăn nuôi gia cầm đã giúp gia đình đảm bảo trang trải sinh hoạt hằng tháng; đồng thời, có thêm nguồn kinh phí cho con cháu được điều trị bệnh tật, chăm sóc sức khỏe để giảm bớt khó khăn...

Cũng theo chị Nguyễn Thị Hạnh, ngoài hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế, mọi chế độ bảo trợ xã hội đối với các nạn nhân chất độc da cam đều được địa phương giải quyết kịp thời. Hằng năm, địa phương còn vận động, kêu gọi các mạnh thường quân trao tặng quà cho gia đình các nạn nhân dịp tết, lễ.

Hồng Hạ là một trong những địa phương của huyện A Lưới được đánh giá làm tốt trong công tác chăm lo đời sống cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Để đẩy mạnh phong trào này, hằng năm, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch vận động, tạo nguồn hỗ trợ về tài chính và vật chất giúp đỡ cho gia đình các nạn nhân. UBND xã lồng ghép các chương trình, dự án về cải thiện nhà ở, hỗ trợ học nghề, phát triển sản xuất, kinh doanh… đều hướng đến đối tượng nạn nhân chất độc da cam.

Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ, ông Hồ Viết Lương bày tỏ, địa phương thường xuyên rà soát nhằm đảm bảo các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tích cực kêu gọi, kết nối với các đơn vị doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ tinh thần, vật chất cùng với địa phương chăm sóc cho nạn chân chất độc da cam. Điển hình như chương trình hỗ trợ gia đình nạn nhân thoát nghèo thông qua “Ngân hàng bò”. Chỉ tính riêng năm 2020, đã có gần 20 gia đình được hỗ trợ bò giống với tổng kinh phí gần 460 triệu đồng, mỗi hộ còn được cấp gần 1ha rừng trồng để tăng thêm nguồn thu nhập.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm
Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Return to top