ClockThứ Hai, 25/04/2016 14:14
KỶ NIỆM 70 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ QUAN CÔNG TÁC DÂN TỘC (3/5/1946 - 3/5/2016)

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, chính sự nỗ lực của bản thân đồng bào trong học tập, lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no cho mình là nhân tố quyết định.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cư trú tập trung theo cộng đồng xã, thôn, bản, chủ yếu ở 2 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và một số ít ở 3 huyện, thị xã (Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền); với dân số 48.568 người (chiếm 35,8%)

Sinh hoạt cộng đồng của đồng bào vùng cao ở huyện Nam Đông. Ảnh: Lê Thọ

Từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư, xây dựng của cả hệ thống chính trị và chính người hưởng lợi, diện mạo vùng dân tộc miền núi (DTMN) từng bước đổi thay: Hạ tầng cơ sở cơ bản được đáp ứng; phát triển sản xuất theo hướng thâm canh; quốc phòng an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 12,66%. Nhiều xã DTMN đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, huyện Nam Đông đã trở thành huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Việc hình thành vùng sản xuất nông lâm sản hàng hóa đã khơi dậy tinh thần tự lực, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của đồng bào. Hạ tầng cơ sở khang trang, đồng thời chuyển hướng đầu tư hạ tầng giao thông vào các khu sản xuất gắn với bảo vệ tốt rừng tự nhiên. “Điện, đường, trường, trạm, nước hợp vệ sinh, hạ tầng thông tin và nhà ở dân cư” cơ bản  đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt trên tất cả các xã vùng dân tộc thiểu số. Hệ thống công cụ và phương tiện thông tin đa dạng, phong phú đã hỗ trợ đắc lực hoạt động truyền thông, kịp thời đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các nhu cầu cập nhật thông tin về phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa, xã hội,... của người dân, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Đến nay, phần lớn hộ đồng bào dân tộc đã xóa được nhà tạm từ sự tập trung nguồn lực hỗ trợ chính sách, từ Mặt trận, các đoàn thể, các doanh nghiệp hảo tâm, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư và sự nỗ lực của từng hộ gia đình. Chất lượng y tế và giáo dục không ngừng được nâng cao. Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được gìn giữ và phát triển hài hòa. Công tác cán bộ được chú trọng từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đến bố trí, sử dụng.

Có được diện mạo nông thôn miền núi khởi sắc là nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nhập cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong mọi hoạt động và sự nhập cuộc của người dân vùng DTMN. Năng lực, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác dân tộc các cấp cũng là yếu tố quan trọng tác động vào sự nghiệp dựng xây diện mạo nông thôn miền núi.

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng cuộc sống mới của người dân miền núi vẫn còn những khó khăn, thách thức. Kinh tế phát triển chậm và chưa thực sự bền vững; chất lượng giáo dục, y tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, khi áp dụng phương pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, tốc độ giảm sẽ chậm lại. Tư duy, lề lối làm việc của một số bộ phận cán bộ, công chức còn chậm đổi mới. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn; một số hủ tục lạc hậu có nguy cơ tái diễn, tỷ lệ tăng dân số còn cao; những bất cập trong việc giải quyết đất sản xuất còn xảy ra; công tác đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Từ năm 1946, bộ máy phụ trách công tác dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành. Trải qua nhiều giai đoạn có các tên khác nhau, năm 1946 - 1975 (Ban cán sự miền núi trực thuộc Tỉnh uỷ phụ trách công tác dân tộc và miền núi), 1975 - 1976 (Ban Miền núi Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế), 1976 - 1989 (Ban Dân tộc - Miền núi Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên), 1990 - 1993 (Ban Dân tộc - Miền núi Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế), 1993 - tháng 9 năm 2004 (Ban Dân tộc - Miền núi trực thuộc Sở Lâm nghiệp, nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tháng 10 năm 2004 đến nay (Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

TS. Nguyễn Thị Sửu Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án (DA), chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sau gần 2 năm triển khai Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, xóa nhà tạm giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 11/12, UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) huyện A Lưới lần thứ nhất.

Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số
Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự do được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động. Để chính sách an sinh này đến với người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số (DTTS), BHXH 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận với các chính sách của Nhà nước.

Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top