ClockThứ Ba, 27/07/2021 08:32

Chăm lo người có công bằng việc làm cụ thể

TTH.VN - Phần lớn người có công với cách mạng tại huyện Nam Đông là đồng bào dân tộc thiểu số, nay tuổi cao sức yếu. Thời gian qua, các cấp ngành địa phương đã rất quan tâm, có những chính sách chăm lo đời sống phù hợp.

Chung tay tri ân người có côngChăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người có côngTri ân bằng trách nhiệm và tấm lòng

Thăm, tặng quà cho các gia đình thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nam Đông nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/2020)

Ngôi nhà của thương binh Nguyễn Minh Liệt (sinh năm 1940) tại thôn 2, xã Hương Hữu đã xuống cấp nhiều năm, mỗi mùa mưa bão đến cả gia đình lại thấp thỏm trước nguy cơ bị tốc mái, hư hỏng. Chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của gia đình, các cấp, ngành huyện Nam Đông đã kết nối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội hỗ trợ 50 triệu đồng, sửa sang lại ngôi nhà vào cuối năm 2020.

Anh Nguyễn Minh Hơn, con trai của ông Liệt cho biết, đến tháng 6/2021, ngôi nhà được sửa lại khang trang và kiên cố hơn. Ngoài hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà, các cấp chính quyền huyện Nam Đông cũng thường xuyên quan tâm, thăm hỏi và động viên bố của anh vào các dịp lễ, tết.

Không riêng trường hợp của ông Liệt, nhiều thương, bệnh binh trên địa bàn huyện được các cấp, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội tại các xã quan tâm, hỗ trợ ổn định cuộc sống, như bà Đoàn Thị Ruynh (thôn 4 xã Thượng Long), ông Hồ Bời (bệnh binh, thôn 8 xã Thượng Long), ông Hồ Văn Lung (bệnh binh, xã Thượng Nhật)… Các trường hợp trên đều có cuộc sống và nơi ở ổn định, ngoài tiền hỗ trợ của Nhà nước còn được con cái phụng dưỡng, chăm lo lúc tuổi cao sức yếu.

Theo Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Nam Đông, trên cơ sở các quy định về chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước, UBND huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chính sách đối với người có công trên địa bàn.

Huyện còn tập trung thực hiện đầy đủ, đúng quy định về chính sách điều dưỡng, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi sức khỏe cho thương binh, bệnh binh và những người có công; đồng thời, triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi giáo dục; hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà; miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công cách mạng và thân nhân của họ; tiếp tục thực hiện hỗ trợ xây dựng 11 nhà theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ đối với người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, với kinh phí 280 triệu đồng.

Ông Võ Phước Hóa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Nam Đông cho biết, hàng tháng UBND huyện quản lý và thực hiện chi trả đối với 744 đối tượng với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng. Trên cơ sở chế độ chính sách đối với người có công do Đảng, Nhà nước ban hành, đơn vị thường xuyên rà soát, nắm bắt đời sống của các hộ gia đình chính sách có công để tham mưu UBND huyện thăm, tặng quà nhân những ngày lễ, Tết và những hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong dịp 27/7 sắp đến, UBND huyện ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, đồng thời tuyên truyền trực quan bằng các khẩu hiệu tại công sở, nơi công cộng; chăm sóc và vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện và các nhà bia.

Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội  huyện cũng tham mưu tổ chức thăm hỏi, tặng 410 suất quà của Chủ tịch nước, tỉnh, huyện đến các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với tổng số tiền gần 140 triệu đồng. Đồng thời, vận động các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm và Nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng” bằng việc làm cụ thể.

“Phần lớn các đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp hàng tháng là người đồng bào dân tộc thiểu số nên trong quá trình thực hiện chính sách còn gặp phải một số khó khăn nhất định, như một người có nhiều họ tên, năm sinh khác nhau… chưa được điều chỉnh. Thời gian tới, các cấp, ngành huyện Nam Đông sẽ tiếp tục chung tay giúp đỡ các đối tượng trên bằng nhiều mô hình, cách làm hay; trong đó chú trọng phát huy vai trò của cơ sở và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội”, ông Võ Phước Hóa cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Dành hơn 449 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Tết Giáp Thìn 2024

Ngày 29/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ký Tờ trình 1255/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, tổng kinh phí để tặng quà đợt này là hơn 449,432 tỷ đồng.

Dành hơn 449 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Tết Giáp Thìn 2024
Ở đâu có người lao động, ở đó có công đoàn

Thực hiện phương châm đó, các cấp công đoàn trong tỉnh luôn tìm nhiều cách làm sáng tạo, tạo niềm tin cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (SDLĐ) với tổ chức công đoàn, cùng nhau hướng về đích chính là xây dựng quan hệ hài hòa và phát triển doanh nghiệp (DN) bền vững.

Ở đâu có người lao động, ở đó có công đoàn
“Điều em muốn nói”

“Em ước gia đình em hạnh phúc, không có cãi vã, ba mẹ em dễ tính”. “Con muốn gia đình không có bạo lực”. Đó là hai trong số hàng trăm lời nhắn gửi được đính lên Cây mong ước trong chương trình Vòng tay yêu thương.

“Điều em muốn nói”

TIN MỚI

Return to top