ClockThứ Hai, 26/02/2018 09:36

Chăm lo vụ đông xuân

TTH - Tình hình mưa rét kéo dài những tháng cuối đông vừa qua đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa, tiến độ gieo trồng các loại cây lạc, ngô, sắn và các loại rau màu khác ở trên địa bàn tỉnh.

Phú Lộc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018Phát triển, nhưng phải có trách nhiệm với cộng đồngNâng cao chất lượng tư vấn phản biện trong quy hoạch, phát triển đô thịHướng đến phát triển nông nghiệp đô thị

Lo lắng nhất là cây lạc. Đây là loại cây khi xuống vụ đòi hỏi đất phải khô ráo. Những ngày giáp tết vừa qua, đến các xã vùng gò đồi huyện Phong Điền, nơi có diện tích trồng lạc khá lớn của cả tỉnh và không khỏi lo lắng khi nghe lãnh đạo chính quyền địa phương và người dân than phiền vì điều kiện thời tiết không thể làm đất gieo lạc được; mà đáng ra đến thời điểm này của mọi năm, lạc đã nảy mầm xanh lá, phân cành. Theo số liệu từ Sở NN & PTNT, đến nay, toàn tỉnh chỉ mới gieo được chừng hơn 283 ha lạc trong kế hoạch gần 3.000 ha; có nghĩa là diện tích lạc chưa được xuống vụ còn rất lớn.

Cùng với cây lạc, các cây khác như ngô, sắn, khoai lang, đậu các loại… diện tích chưa được gieo trồng còn khá cao (ngô mới gieo khoảng 350 ha/1.165 ha; sắn 405 ha/6.133 ha; khoai lang 500 ha/1435 ha; đậu các loại 72 ha/875 ha…). Hiện nay, diện tích lúa được gieo cấy cơ bản đảm bảo kế hoạch, với gần 28.565 ha. Tuy nhiên, thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc của bà con. Một số bệnh như đạo ôn lá và các đối tượng gây hại khác như ốc bưu vàng, chuột, sâu cuốn lá đã xuất hiện.

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng; riêng năm qua chiếm hơn 11,6% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ là sinh kế của đại bộ phận người dân nông thôn, mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Còn nhớ cách đây 10 năm, vụ đông xuân năm 2007-2008 cũng mưa rét kéo dài như thế này; ra tết vẫn rét đậm. Với sự vào cuộc của các ban ngành, người nông dân chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng, tranh thủ những khoảng thời tiết thuận lợi để xuống vụ… kết quả vụ mùa này thắng lợi.

Ngày 21/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện số 240/CĐ-TTg đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; trong đó, yêu cầu Bộ NN & PTNT theo dõi tình hình thời tiết, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ đông xuân trong tháng 2/2018.

Điều thuận lợi hơn năm nay, ra tết chỉ có một đợt không khí lạnh từ ngày 22/2 đến ngày 24/2, với cường độ không mạnh. Hiện nay, trời đang ấm dần lên. Nên tranh thủ thời tiết nắng ráo làm đất, khẩn trương gieo trồng những diện tích còn lại, để đảm bảo khung lịch thời vụ không chỉ cho vụ đông xuân này mà còn đảm bảo thời gian để xuống vụ hè thu kế tiếp; đồng thời, tập trung chăm sóc những diện tích lúa và các loại cây đã gieo trồng, nhằm đảm bảo cho một vụ đông xuân thắng lợi.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân
Ở đâu có người lao động, ở đó có công đoàn

Thực hiện phương châm đó, các cấp công đoàn trong tỉnh luôn tìm nhiều cách làm sáng tạo, tạo niềm tin cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (SDLĐ) với tổ chức công đoàn, cùng nhau hướng về đích chính là xây dựng quan hệ hài hòa và phát triển doanh nghiệp (DN) bền vững.

Ở đâu có người lao động, ở đó có công đoàn
Return to top