ClockThứ Bảy, 08/12/2018 10:43

“Châm ngôn” trong hộp hàng ship

TTH - Nhân tháng bán hàng khuyến mãi cuối năm, chúng tôi tranh thủ mua vài món hàng qua mạng. Chưa đầy hai ngày sau, sản phẩm đã được ship (giao) tận tay.

Món quà nhân vănMón quàQuà tặng...Món quà quý giá

Như thường lệ, món hàng được gói gém cẩn thận trong chiếc hộp.  Nhưng lần này, bên dưới đáy hộp lại kèm thêm tấm giấy nhỏ bằng nửa bàn tay. Tò mò kiểm tra, thì ra là những câu “châm ngôn” được in nghiêng: “Cuộc sống ngắn lắm, hãy cười to lên, yêu chân thành và tha thứ thật nhanh”, cùng lời cảm ơn của nhà bán hàng.

Ngắm nghía mảnh giấy xinh xinh, người mua cảm thấy lòng vui vui, thú vị khi lần đầu nhận được thông điệp “lạ” trong gói hàng ship.

Không mất công trực tiếp đến chợ hay cửa hàng, siêu thị; không phải kỳ kèo trả giá; thuận mua vừa bán…. Với ưu điểm tiện lợi, dù đôi khi, không phải tất cả các món hàng qua mạng đều làm khách hàng hài lòng nhưng đây là xu hướng mua sắm đang ngày càng thịnh hành. Và việc như kèm theo những câu thơ, lời hay ý đẹp vào món hàng như một hình thức khuyến mãi là một sáng kiến cạnh tranh khác biệt.

Chuyện khiến tôi nhớ đến cảm xúc cách đây gần hai năm, trong một lần đi xa bằng tàu hỏa.

Sau một lúc chờ đợi, xếp hàng để lên tàu, tìm chỗ, khi đã an vị, ngả lưng xuống giường, nhìn lên, bất giác đập vào mắt là những câu thơ.

Chúng được viết nắn nót bằng màu sơn tím, bên dưới lưng chiếc gường tầng phía trên: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Đó cũng là lần đầu tiên, tôi được đọc những câu thơ mà ngành đường sắt “hào phóng” tặng hành khách trên những chuyến tàu. 

Thú thật, dù không hẳn mọi chuyến tàu hỏa đều làm hài lòng hành khách. Nhưng chính cảm xúc bất ngờ khi những câu thơ hay vọng lên trong tâm trí, những khó chịu, bực bội trước những tình huống không mong muốn như được xoa dịu.

Có lẽ, trong thế giới ngày càng phẳng bởi công nghệ, khi sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người ngày càng ít hơn, khi cảm xúc dần nhường chỗ nhiều hơn cho lý trí thì việc bất chợt gặp một câu châm ngôn, một câu thơ ở những nơi, những tình huống tưởng như không có chỗ cho thơ, đã tạo được dấu ấn đẹp, khác biệt.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Shipper của làng

Là những người bạn bè trên facebook gọi thế khi Thọ với chiếc xe đầy ắp thực phẩm rong ruổi trên các nẻo đường để đưa đến tận tay bà con quê mình. Dĩ nhiên không phải tất cả từ tiền của Thọ, mà bạn chỉ là người kết nối và nhận những tấm lòng của bà con từ quê gửi vào hỗ trợ cho con em mình ở TP. Hồ Chí Minh khi thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch.

Shipper của làng
Văn hóa giao hàng

Tôi ít khi đặt hàng qua mạng, một phần bởi từng nhận “quả đắng” từ việc “treo đầu dê bán thịt chó” của một vài cơ sở...

Văn hóa giao hàng
Để theo kịp sự bùng nổ thương mại điện tử trong ASEAN

Đại dịch COVID-19 dẫn đến một trạng thái bình thường mới cho các cộng đồng với sự giãn cách xã hội, làm việc từ xa và mua sắm trực tuyến. Khi ngày càng có nhiều người ở trong nhà vì lo ngại dịch bệnh, người tiêu dùng chuyển sang thương mại điện tử để mua sắm các sản phẩm thiết yếu hàng ngày như hàng tạp hóa, hay thiết bị máy tính.

Để theo kịp sự bùng nổ thương mại điện tử trong ASEAN
“Ship hàng là gì hả con?”

Câu hỏi ấy của một dì bán đậu hũ rong giữa đường phố vào thời điểm chính quyền chưa cấm bán hàng khiến tôi ngớ người.

“Ship hàng là gì hả con ”
“Đi chợ” thay khách hàng

Đáp ứng nhu cầu mua và giao hàng tận nhà của khách hàng, siêu thị Co.opMart đẩy mạnh dịch vụ "đi chợ" và giao hàng tận nhà.

“Đi chợ” thay khách hàng

TIN MỚI

Return to top