ClockThứ Tư, 06/04/2022 07:47

Chăm sóc lúa, hoa màu sau mưa lũ

TTH - Các địa phương tiếp tục vận hành trạm bơm điện đấu úng, nông dân tranh thủ chăm sóc lúa, hoa màu nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ.

Chăm lúa đông xuân từ đầu vụKhai trương Trung tâm Sản xuất lúa mạ khay đầu tiên của tỉnhNông dân Phong Điền tất bật xuống đồng sau tết

Phú Vang gia cố đê bao phục vụ sản xuất

Nông dân Trần Thanh Bình ở xã Quảng An (Quảng Điền) thẫn thờ trước 7 sào ruộng của gia đình ông và hàng trăm ha trên địa bàn xã đang trổ bông, làm đòng bị ngập úng do đợt mưa lớn vừa qua. Mấy ngày nay, HTX vận hành trạm bơm điện, kết hợp bơm dầu đấu úng cho ruộng lúa. Nước lũ cũng bắt đầu rút dần, nhưng ruộng lúa của ông Bình và nhiều xứ đồng tại địa phương vẫn còn ngập, đổ ngã. Ông Bình và bà con nông dân tiến hành chăm sóc, dựng cây nhằm có thể vớt vát phần nào.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Ngô Văn Dinh thông tin, những ngày vừa qua, các HTX nông nghiệp của các địa phương huy động toàn bộ máy bơm điện tổ chức tiêu úng để cứu lúa, hoa màu vụ đông xuân. Tuy nhiên, đến ngày 5/4 vẫn còn khoảng 300ha lúa ở xã Quảng An, 450ha lúa ở Quảng Thành ngập nặng; nhất là các khu vực vùng Bàu có 32ha rau màu bị thiệt hại hoàn toàn. Tại xã Quảng Phú, mưa lũ đã gây ngập úng hoàn toàn 234ha lúa, 120ha lúa bị ngập 2/3 cây, 160ha hoa màu chủ yếu là đậu lạc và các loại cây trồng khác bị ngập…

Các địa phương đang triển khai khắc phục hậu quả thiệt hại, nhất là các diện tích lúa ở những khu vực còn có thể bảo vệ được thì bơm thoát nước, chăm sóc cây trồng ngay sau khi nước rút. Đối với các diện tích hoa màu bị hư hỏng, thiệt hại nặng không thể khắc phục, các địa phương chủ động triển khai các phương án để khi nước lũ rút có thể đưa vào gieo trồng lại các loại cây trồng phù hợp với cơ cấu thời vụ. Các diện tích nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng đang được gia cố ao hồ để bảo vệ đối tượng nuôi. Các địa phương kết hợp kiểm tra, xác định cụ thể mức độ thiệt hại lúa, hoa mùa, thủy sản và triển khai biện pháp khắc phục; đặc biệt đối với các công trình đê bao nội đồng, các cống qua đê, cống tiêu thoát nước... đang được sửa chữa nhằm phục vụ sản xuất.

Tại huyện Phú Vang, tính đến ngày 5/4 vẫn còn hơn 2.000ha lúa bị ngập úng, tập trung ở các vùng trũng thấp của các địa phương như Phú Gia, Vinh Hà, Phú Đa, Phú Lương, Phú Hồ... Hầu hết các diện tích lúa đang thời kỳ chuẩn bị trổ bông, nếu tình trạng ngập úng này kéo dài trong vài ngày nữa có nguy cơ mất trắng.

Đấu úng cho lúa

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Long An thông tin, những ngày này, các địa phương, ban ngành huy động tối đa nhân lực, vật lực để gia cố đê bao; khai thác tối đa công suất của các trạm bơm điện, bổ sung thêm máy bơm dầu để tiêu úng, thoát nước nhanh các diện tích lúa đang bị ngập úng. Hầu hết các diện tích bị ngập đều đang ở thời kỳ làm đòng, chuẩn bị trổ có nguy cơ thiệt hại lớn nên phải đấu úng, không để ngập kéo dài, hạn chế tối đa các mầm mống gây bệnh cho cây lúa. Với diện tích lúa giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng nông dân tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni lông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín. Đối với lúa làm đòng, chuẩn bị trổ sẽ được thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đổ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ thoát.

Đối với hoa, rau các loại, nông dân tranh thủ, kịp thời thu hoạch diện tích đã đến thời kỳ thương phẩm để đảm bảo năng suất và chất lượng. Những diện tích chưa đến kỳ thu hoạch bị thiệt hại, sau khi nước rút tiến hành thu gom các cây hoa, rau bị thiệt hại nặng để tiêu hủy, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làm đất để gieo trồng mới. Đối với diện tích thiệt hại nhẹ, tiến hành chăm sóc, trồng dặm để cây phục hồi phát triển, cần có lưới che để giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Các loại cây màu như ngô, lạc, khoai lang... sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng... cho cây nhanh phục hồi. Khi đất khô ráo cần xới xáo, phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK... Với cây ăn quả cần đào rãnh, khơi thông thoát nước nhanh ra khỏi vườn cây. Để tăng khả năng phục hồi của cây nên xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ, kết hợp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón lá.

Theo Sở NN&PTNT, đến ngày 5/4 trên địa bàn tỉnh còn hơn 10 ngàn ha trong số gần 21 ngàn ha lúa bị ngập úng, đổ ngã do đợt mưa lớn kéo dài vừa qua. Số diện tích rau màu, dưa, đậu các loại, sắn… bị ngập khoảng 2.330ha. Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương nhanh chóng thống kê, phân loại mức độ thiệt hại đối với từng vùng, từng đối tượng; đánh giá mức độ thiệt hại tương ứng với từng trà lúa để có cơ sở hỗ trợ cho người dân. Đánh giá thiệt hại theo các mức 30%-70% và trên 70% (theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh) và dự kiến bị thiệt hại về năng suất, sản lượng…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
Lúa đã xanh trên những triền đồi

Hạt thóc gieo xuống sườn đồi đã không còn lặng im chờ nắng gió để lên xanh. Những miệng ăn trong nhà không còn trông ngóng vào những gùi củi, gùi măng hái trên rừng về lúc chiều muộn. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới giờ đã biết làm ăn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, dần dần thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn ngày cũ. Đồng hành cùng với bà con dân bản tạo nên đổi thay ấy, có sự tận tâm tận lực của những người lính nơi biên cương.

Lúa đã xanh trên những triền đồi

TIN MỚI

Return to top