ClockThứ Tư, 13/06/2018 06:00

Chấn chỉnh khai thác thủy sản bằng xung điện

TTH - Thời gian gần đây, tình trạng dùng xung điện để khai thác thủy sản diễn ra phổ biến ở các địa phương trên địa bàn huyện Phong Điền, khiến nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản nước ngọt cạn kiệt.

Xuất khẩu thuỷ sản tăng gần 10%Tái cơ cấu ngành thủy sản: Quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộCác cơ sở giống thủy sản an toàn, chất lượngVào vụ nuôi trồng thủy sảnNăm 2018, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD

Ngang qua các xã Điền Lộc, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Bình... chúng tôi bắt gặp không ít người mang theo bình kích điện ra các cánh đồng ngập nước để chích điện bắt cá, tôm.

Bắt cá bằng xung điện trên cánh đồng xã Phong Chương (Phong Điền)

Tại cánh đồng xã Phong Chương, người đàn ông cho biết, dụng cụ đánh bắt này được thiết kế khá đơn giản, chỉ với một bình ắc quy 12V, một bộ kích điện, mỗi đầu dây điện được nối với một đầu kim loại gắn vào một đầu cây sào dài. Nhờ bộ kích điện nên nguồn điện sẽ được tăng lên 220V, khi đánh bắt, chỉ cần đưa hai đầu sào có điện xuống vùng nước thì hầu hết các loài động vật thủy sinh từ to đến nhỏ quanh khu vực đó đều bị điện giật tê liệt. Một bộ kích điện có giá khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng.

Khi được hỏi đánh bắt cá bằng xung điện có sợ sẽ bị xử phạt, một người tên Hùng (ở xã Điền Lộc) cho biết: “Mùa mưa, tôi đem bình ra đồng kiếm mấy con cá về nhậu chơi chứ không đi thường xuyên. Trên cánh đồng này, ngày nào chẳng có người đi chích điện”. Anh Hùng nói thêm: “Trước đây, cứ mỗi mùa mưa đến thì cá, tôm trên cánh đồng này rất nhiều. Mấy năm gần đây, đi chích điện cả buổi chẳng được mấy con”.

Thực tế, việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản còn diễn ra ở cả khu vực vùng núi và ven biển. Trong một lần lên xã Phong Sơn công tác, chúng tôi chứng kiến một số đối tượng sử dụng xung điện để bắt cá trên sông Bồ giữa ban ngày. Hỏi chuyện một trong những người đi chích điện, chúng tôi được biết, một ngày họ có thể kiếm được từ 100.000 đến 300.000 đồng, tùy vào khu vực có nhiều hay ít cá.

Số tiền bắt cá bằng xung điện quả không lớn, nhưng cái giá phải trả cho hành vi này thì rất lớn, làm nguồn thủy sản cạn kiệt, môi trường sinh thái bị hủy diệt. Việc sử dụng xung điện để chích cá rất nguy hiểm đối với người sử dụng nếu bất cẩn.

Được biết, từ năm 2012, UBND huyện Phong Điền đã thành lập ban chỉ đạo xử lý tình trạng sử dụng xung điện khai thác thủy sản. Các xã cũng thành lập tổ tự quản, chi hội nghề cá... nhằm phát huy vai trò trong việc ngăn chặn đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện. Theo đó, đến năm 2015, tình trạng đánh bắt bằng xung điện giảm hẳn, chỉ hoạt động lén lút vào ban đêm; đồng thời biến tướng qua hình thức đánh bắt bằng thuyền tốc độ cao. Đến nay, do khó khăn về kinh phí nên chỉ còn chi hội nghề cá tại thôn 8, xã Điền Hải còn hoạt động. Vì thế, xu hướng đánh bắt thủy sản bằng xung điện lại tiếp tục diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN và PTNT huyện Phong Điền cho biết, hiện nay huyện đang củng cố lại các tổ chức mang tính cộng đồng như: Chi hội nghề cá, tổ tự quản tại các địa phương ven biển, đầm phá...; phối hợp Đội Cảnh sát Môi trường Công an huyện tăng cường công tác kiểm tra, xử lý tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, chỉ đạo chính quyền các địa phương thống kê, rà soát đối tượng và tuyên truyền, vận động người dân cam kết không đánh bắt cá bằng xung điện. Có phương án chuyển đổi ngành nghề phù hợp, tạo công ăn việc làm cho ngư dân; bảo vệ ngư trường bằng việc đánh bắt chân chính như bằng phương pháp lưới, câu...

Mức xử phạt từ  1-15 triệu đồng

Theo Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác.

3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật để khai thác thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

TIN MỚI

Return to top