ClockThứ Bảy, 05/12/2015 15:27

Chăn trâu luân phiên: Mô hình hay ở Vân Quật Đông

TTH - Người dân nuôi trâu thương phẩm ở thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong (Hương Trà) có một phương pháp nuôi trâu khác biệt với những nơi khác. Không tốn nhiều công sức trông giữ, mà lại có thời gian đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập.

Cả tháng chăn trâu 1 lần

Là một xã thuần nông với diện tích trồng lúa lớn, rơm rạ dự trữ thức ăn cho trâu, bò ở xã Hương Phong vào mùa đông rất lớn. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, nhiều năm trở lại đây nuôi trâu thương phẩm trở thành một nghề được nhiều hộ dân tại xã Hương Phong lựa chọn để làm giàu.

Thôn Vân Quật Đông là nơi có số lượng đàn trâu thương phẩm lớn thứ nhì xã Hương Phong. Nhờ nuôi trâu nhiều hộ dân vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.

Gặp ông Nguyễn Chuân (65 tuổi) có thâm niên nuôi trâu hơn 20 năm ở thôn Vân Quật Đông, đang lùa đàn trâu gần 100 con về sau một ngày trông giữ.

Ông Chuân kể: “Trước đây ai nuôi trâu đều phải theo chăn trâu cả ngày trên cánh đồng vì sợ trâu ăn lúa. Để thuận tiện trong việc chăn trâu, các hộ dân trong thôn đã cùng nhau lập ra một quy định, khi đến mùa vụ các hộ dân nuôi trâu sẽ thay phiên nhau chăn trâu. Hàng tháng, cứ theo lịch đã phân công sẵn trước đó, hộ nào có phiên chăn trâu trong ngày, 6h sáng có nhiệm vụ ra bãi đất nhốt trâu của thôn lùa đàn trâu ra đồng cỏ giáp với xã Quảng An cho ăn. Đến 16h chiều thì lùa đàn trâu về”.

Ông Lê Đính (45 tuổi) một người nuôi trâu thương phẩm ở thôn Vân Quật Đông cho biết, luân phiên chăn trâu ở thôn Vân Quật Đông có cách đây gần 10 năm. Với 18 hộ dân nuôi trâu trong thôn, cả tháng một hộ có khi chỉ đi chăn trâu một hai ngày. Hàng ngày, khi trâu được lùa về bãi đất trống dành để cột trâu qua đêm của thôn, chủ trâu chỉ có việc ra cột trâu nhà mình lại và cho ăn dặm thêm cỏ, rơm rạ để vỗ béo.

Mang lại nhiều lợi ích

Bắt đầu nuôi trâu hơn 10 năm trước, hiện tại đàn trâu đã phát triển lên thành 15 con, ông Đính vẫn nhớ như in những ngày theo đàn trâu lang thang từ cánh đồng của làng này sang cánh đồng làng khác.

Ông Đính kể: “Mặc dù nuôi trâu không vất vả lắm, nhưng chăn trâu lại tốn công không làm được việc gì. Với nông dân như ông, con trâu là tài sản lớn nhất khi vừa là bạn cày, vừa là hũ tiết kiệm để nuôi con. Nhờ nuôi trâu mà ông lo cho 6 đứa con ăn học đến nơi đến chốn, trong đó con gái đầu đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng và đi làm.

Khi chúng tôi hỏi lợi ích về việc thay phiên nhau chăn trâu, ông Đính phấn khởi cho hay, mô hình các hộ dân trong thôn thay phiên nhau chăn trâu mang lại lợi ích thấy rõ. Không chỉ tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho người nuôi trâu có thể đi làm việc khác, việc luân phiên chăn trâu, tập trung cho trâu ngủ lại một chỗ cũng dễ quản lý trâu và lượng phân thải ra. Từ khi trâu cả thôn cột chung ở bãi đất của làng, không còn cảnh phân trâu rải khắp ngõ xóm đường làng như trước. Cuối tháng phân trâu tập trung ở bãi dồn lại một nơi bán cho những người có nhu cầu làm phân bón, lập quỹ cho tổ nuôi trâu.

Ông Phan Hữu Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, trên địa bàn xã Hương Phong tổng đàn trâu cả xã 370 con, trong đó hai thôn Thuận Hoà, Vân Quật Đông có số lượng đàn trâu nuôi lớn nhất xã. Nhờ nuôi trâu thương phẩm mà nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Để đảm bảo người dân trên địa bàn xã nuôi trâu thương phẩm hiệu quả, hàng năm địa phương cũng tuyên truyền các hộ dân phải thực hiện phòng dịch bệnh cho đàn trâu, xây dựng chuồng trại trú ẩn khi mùa đông đến.

Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Return to top