ClockThứ Bảy, 03/06/2017 12:01

Chàng sinh viên mê thỏ

TTH - Số 15 đường Thanh Hải, phường Thủy Xuân, TP. Huế trở thành địa chỉ khá quen thuộc với những ai quan tâm đến thỏ, khi chàng sinh viên Trường đại học Y Dược Huế - Trương Phi Anh biến đam mê nuôi thỏ thành hiện thực.

Kiểm tra sức khoẻ thỏ mỗi sáng

Trương Phi Anh, sinh viên năm 3 ngành y dự phòng, Trường đại học Y Dược Huế gắn bó với việc nuôi thỏ đã hơn hai năm nay. Ngoài những giờ học trên lớp, niềm vui khác của Phi Anh là nuôi thỏ trong sân vườn nhà. Để có được quyết định này, Phi Anh đã tìm hiểu rất nhiều về thỏ cũng như thị trường thỏ ở Huế.

Phi Anh chia sẻ, khi mới bắt đầu nuôi, em gặp khá nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Nhờ tìm tòi học những người đi trước trong cách chọn giống, phương pháp chăm sóc, xây chuồng, tìm kiếm nguồn thức ăn nên em dần thuần thục trong việc nuôi thỏ. Các công việc như cho thỏ ăn, vệ sinh trang trại, chuẩn bị thức ăn, kiểm tra sức khỏe, phối giống... đều do Phi Anh thực hiện. Nhờ thế, Phi Anh “hiểu” từng con thỏ, mỗi khi chúng “dở chứng”, em đều có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

Hiện, gia trại thỏ của Phi Anh có hơn 100 con. Nhờ tạo được mối quan hệ tốt với các chủ nhà hàng quán nhậu và các trại thỏ khác, hàng tháng số tiền lãi Phi Anh kiếm được từ 3-4 triệu đồng, cũng đủ trang trải học hành và chi tiêu hàng ngày.

Nói về bí quyết chăm sóc thỏ khoẻ mạnh, Phi Anh không giấu dếm: “Nuôi thỏ cần thời gian chăm sóc, kiểm tra hàng ngày, hàng giờ. Nếu để một con bị bệnh mà không kịp xử lý sẽ ảnh hưởng đến cả đàn. Do đó, phải tách đàn, chăm sóc riêng khi phát hiện thỏ lơ ăn, có biểu hiện mệt mỏi. Nguồn thức ăn, chủ yếu là cỏ tự trồng nên khá đảm bảo. Những kinh nghiệm này em học hỏi từ những người đi trước và quá trình nuôi thực tế”.

Dù tốn nhiều thời gian cho việc nuôi thỏ, nhưng “chủ trại thỏ” (tên thân mật mà bạn bè đặt cho Phi Anh) vẫn sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học tập. Ngoài những giờ học chính ở trường, Phi Anh còn lên thư viện đọc sách, tự nghiên cứu bài học ở nhà, nhờ thế học lực của em thuộc loại khá giỏi.

Quan điểm của Phi Anh luôn muốn sống tự lập, không dựa dẫm vào gia đình và mô hình trại thỏ là minh chứng cụ thể cho điều này. Nhờ thế mà em có nguồn thu khá ổn định.

Chị Nguyễn Phước Cẩm Thanh, mẹ của Phi Anh chia sẻ: Ban đầu chị không tán thành quyết định nuôi thỏ vì muốn con dành thời gian học tập. Thế nhưng khi Phi Anh thể hiện quyết tâm bằng cách vẫn học tốt, chị mới ủng hộ. Chị Thanh hy vọng bằng công việc này, Phi Anh biết quý trọng hơn giá trị, sức lao động, đồng thời có thêm kinh nghiệm cho cuộc sống sau này. 

Bài, ảnh: Như Quỳnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top