ClockThứ Sáu, 11/06/2021 14:51

Chàng trai nghèo gặp hoạn nạn cần cứu giúp

TTH - gia đình nghèo khó, ba làm thợ nề nhưng 15 năm trước bị teo cơ chi dưới mất khả năng lao động, mẹ làm bốc vác, tuổi thơ của Châu Viết Hoàng Long (sinh năm 2002) trải qua trong nghèo khó.

Ông Châu Viết Dũng và Châu Viết Hoàng Long (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Đỗ vào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Huế) nhưng do không đủ tiền đóng học phí nên em đã chọn học nghề điện công nghiệp tại Trường trung cấp Công nghệ số 10, mong sớm có công ăn việc làm nuôi mình và giúp mẹ nuôi ba bệnh tật và bà nội già yếu. Tốt nghiệp ra trường, dù rất muốn học thêm nhưng Long vẫn chọn cho mình con đường đi làm và tranh thủ học liên thông lên cao đẳng.

Dù đã quá tuổi 50 nhưng ba mẹ Long vẫn chưa có nhà riêng. May nhờ sự vào đời sớm của Long, gia đình em mới thoát nghèo được mấy năm. Cuộc sống tưởng sẽ khá hơn khi Long khát khao lao động, mong muốn lấy sức trẻ vực dậy gia đình. Nhưng cuộc đời quá trớ trêu, tháng 2 vừa rồi, Hoàng Long bị đau răng, em đến Phòng khám Đa khoa Khu vực III (thành phố Huế) khám. Tưởng chỉ là thăm khám uống vài viên thuốc giảm đau là xong. Không ngờ, bác sĩ kê đơn thuốc gần 600.000 đồng, khoản tiền quá lớn đối với kinh tế của gia đình.

Tình hình không tốt hơn mà còn tệ đi, miệng em càng ngày càng sưng to nên được chuyển sang Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế khám. Tại đây, Long được đưa đi thử máu rồi về nhà đợi kết quả. Những ngày này lòng em như có lửa đốt vì ba đã mất khả năng lao động, chỉ bám tường đi lại được 2 năm gần đây, mẹ làm bốc vác, thu nhập bấp bênh, mùa "COVID-19" gần như thất nghiệp, Long là niềm hy vọng duy nhất của cả nhà. Sau 5 ngày, Long quay lại bệnh viện thì bác sĩ giữ lại nằm viện 10 ngày, rồi chuyển sang Bệnh viện Trung ương Huế. Cả nhà nghẹn ngào khi biết Long bị bệnh u xương hàm.

Từ ngày Long bị bệnh, thay vì nghỉ ngơi trị bệnh, ông Châu Viết Dũng (ba của Long) nhận hàng đồ mã về làm thêm. Với sức khoẻ của mình, ông gắng lắm cũng chỉ kiếm được 5 - 10 ngàn đồng/ngày. Còn bà Hồ Thị Tuyết Minh (mẹ của Long) phải vào viện chăm con nên mất luôn hai lao động chính của gia đình.

Bà Võ Thị Tường Vân, bà con xa và là hàng xóm của gia đình Long, cho biết: “Trả tiền viện phí, tiền khám cho cháu Long thôi đã đủ để nhà họ đau đầu rồi. Mới đây, cần đóng gấp 10 triệu đồng tiền thuốc cho nó, tôi phải thay mặt gia đình đi mượn hết người quanh xóm nhưng cũng chỉ mới được 5 triệu đồng. Chưa kể, Long còn phải phẫu thuật, không biết phải tính sao đây.”

Hiện, tình hình sức khoẻ của Châu Viết Hoàng Long hồi phục được hay không là nhờ vào thuốc và điều trị đủ liều lượng. Hoàn cảnh gia đình em hoàn toàn bế tắc. Ba của Long khóc nhiều khi kể với chúng tôi về mơ ước nhỏ bé của em là làm sao có thể khoẻ mạnh để đi làm nuôi cha mẹ… Giấc mơ này giờ sao quá khó khăn. Qua Báo Thừa Thiên Huế, chúng tôi kêu gọi các "mạnh thường quân" hãy chung tay hỗ trợ để cậu thanh niên mới tròn 18 này có hy vọng khỏi bệnh, để gia đình nhỏ của em còn có tương lai.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Châu Viết Dũng, nhà số 65 kiệt 16 đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, hoặc bà Võ Thị Tường Vân, số điện thoại: 0365.726.211/0935.432.885, là người thân và hàng xóm của Long; Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động (NLĐ) hưởng lợi mà còn góp phần đưa quan hệ lao động tại doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển ổn định.

Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước
Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn và lao động thuộc các đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp đang chiếm tỷ lệ khá cao trong tỷ lệ lao động trên toàn tỉnh. Nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đào tạo nghề, tạo việc làm đã được thực hiện hiệu quả.

Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
Kết nối việc làm với hơn 9.000 vị trí cần tuyển dụng

Sáng 19/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) tổ chức Tháng giao dịch việc làm với chủ đề "Mùa xuân kết nối việc làm" nhằm đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, cơ sở đào tạo tuyển sinh học nghề đạt hiệu quả.

Kết nối việc làm với hơn 9 000 vị trí cần tuyển dụng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top