ClockThứ Sáu, 26/05/2017 05:36

Chàng trai trẻ duyên nợ với nông dân

TTH - Từ bỏ lời mời của nhiều công ty sau khi tốt nghiệp đại học ngành thú y, chàng trai trẻ 25 tuổi Nguyễn Bính ở thôn An Lưu (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang) chọn hướng đi riêng cho mình: mở trang trại và giúp bà con nông dân phát triển chăn nuôi.

Anh Bính hỗ trợ người chăn nuôi trên địa bàn xã tiêm phòng đàn gà

Những ngày hè nắng oi, Bính tất bật ngược xuôi với nhiều cuộc hẹn. “Quen rồi, cứ hễ nghe có người nào gọi có con gà ốm, con bồ câu bỏ ăn là mình phải chạy. Đến nơi xác định nguyên nhân gây bệnh, tư vấn thuốc men, cách chăm sóc, khi đó bà con mới yên tâm”, Bính vội vàng câu chuyện khi vừa tư vấn cho một hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.

Tốt nghiệp ngành thú y Trường ĐH Nông lâm Huế gần 3 năm, nhưng Bính có thâm niên 5 năm tư vấn miễn phí, cung cấp giống, thuốc chăn nuôi gia súc, gia cầm cho nông dân. Nghĩa là chàng trai trẻ này đã bén duyên, đam mê với nghề từ thuở còn là sinh viên. Sinh ra ở vùng quê nên Bính hiểu được sự vất vả của người nông dân. Để nuôi được bầy gà, đàn bồ câu, từ khi còn nằm trong trứng đến khi xuất chuồng không hề đơn giản. Quan sát nhiều, Bính hiểu bà con nông dân chăn nuôi tự phát, thiếu kiến thức khoa học nên đã tình nguyện đến tận từng hộ gia đình có mô hình chăn nuôi trong vùng để tư vấn miễn phí.

Những ngày đầu, nhiều người e ngại bởi “hắn học chưa ra trường, biết chi mà tư vấn…”. Không ngần ngại, một lần, nhiều lần rồi dần quen. Khi đàn gà, đàn vịt thoát được cơn dịch, nhiều người mới tin tưởng cách tư vấn của Bính. Trên khuôn mặt sạm đen, nụ cười của Bính thật tươi:  "Được tiếp cận với khoa học hiện đại thì mình phải biết chia sẻ cho bà con”.

Theo Bính, cái khó nhất ở nhiều người nông dân là ham lợi trước mắt, từ đó dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhiều người vì thấy bịch thuốc, gói thức ăn hay con giống rẻ tiền là mua về, đến khi phát hiện ra hàng dởm thì quá muộn. Sau mỗi lần như thế, nhiều người dân lại tìm đến Bính. "Giúp được gì cho bà con là mình cứ giúp”, Bính tâm niệm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở tận Phong Điền, Quảng Điền tìm đến.

Ngoài tư vấn, hỗ trợ cho từng hộ chăn nuôi, Bính được nhiều người biết đến khi còn là cầu nối cung cấp giống, thuốc men thú y, thức ăn chăn nuôi chất lượng, giá cả đảm bảo. Một số hộ chăn nuôi lớn còn được Bính tạo mối quan hệ, chỉ dẫn kết nối từ đầu vào lẫn đầu ra nên họ yên tâm. Chị Nguyễn Thị Xí (thôn Vinh Vệ, xã Phú Mỹ), một trong những hộ chăn nuôi với đàn gà hiện tại hơn 400 con không khỏi xúc động khi nhắc đến Bính. Chị Xí từng chăn nuôi theo lối manh mún, nhưng khi được Bính hỗ trợ, chị vỡ ra câu chuyện đầu tư lâu dài. “Ngoài tư vấn mọi thứ miễn phí mọi lúc, Bính còn giúp tôi đầu ra từng con gà. Cứ có chi khó khăn Bính lại giúp đỡ không ngần ngại, tính toán”, chị Xí tâm tình.

Hiện tại, Bính cũng đang “khởi nghiệp” với đàn gà, bồ câu gần 500 con. Trừ đi các chi phí, mỗi tháng Bính thu nhập 7-8 triệu đồng. Bính nói vậy là thấp so với lời mời đi làm ở công ty, nhưng rồi chắc nịch: “Cái gì cũng có giá của nó. Đi chậm mà chắc, rồi còn giúp được nhiều người”. Bính cho biết, vừa làm vừa tích thêm kinh nghiệm, góp vốn và hy vọng sẽ mở được cửa hàng chuyên về chăn nuôi, thú y do chính mình làm chủ.

Bính đã liên hệ với Xã đoàn để thông báo với các thanh niên trong xã sẵn sàng tư vấn miễn phí về kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y và giúp tư vấn về các điểm cung cấp các con giống vật nuôi với giá thành đảm bảo nhất, thiết kế chuồng trại chăn nuôi… Nhờ vậy, một số thanh niên bước đầu đã phát triển mô hình nuôi bồ câu thương phẩm và nhân giống thành công.

Nói về việc làm của Bính, anh Dương Viết Tiến Huy, Bí thư Xã đoàn Phú Mỹ cho rằng, đó là một cách làm hay, vừa quảng bá cho công việc đang làm, vừa giúp cho bản thân có thêm kinh nghiệm thực tế qua những lần chia sẻ, tư vấn. Đồng thời, lan tỏa niềm đam mê chăn nuôi đến các thanh niên nông thôn để cùng giúp nhau phát triển kinh tế.

“Bính là một cây văn nghệ trong hoạt động văn hóa văn nghệ, hội diễn tại địa phương. Các hoạt động tình nguyện Bính luôn tham gia nhiệt tình và trách nhiệm, một điển hình về giúp thanh niên làm kinh tế và hoạt động tốt trong phong trào Đoàn”, anh Huy đánh giá.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 26/3, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Return to top