ClockThứ Năm, 16/04/2015 14:32

Chặt cao su bán gỗ tạp

TTH - Cho rằng giá cao su giảm mạnh, lời lãi chẳng là bao nên các hộ dân ở Bình Thành, Hương Bình (thị xã Hương Trà) ồ ạt chặt bỏ cây bán cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ tạp.

Người dân ở thôn Hương Lộc, xã Hương Bình tự chặt bỏ cao su bán cho thương lái. Ảnh: Ngọc Thạnh

Chặt cao su, trồng keo

Tại huyện miền núi Nam Đông, mấy ngày gần đây cũng xảy ra tình trạng người dân chặt bỏ cây cao su. Nhưng theo ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, người dân chặt bỏ các diện tích bị bão gây đổ ngã từ các năm trước chỉ còn dưới 50% với diện tích khoảng 10 ha. Người dân chặt cây không phải để trồng keo, mà trồng lại cao su để đảm bảo số lượng cây trên một đơn vị diện tích, có điều kiện chăm sóc và cây phát triển tốt... Đến nay, toàn huyện có 3.585 ha cao su, chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh. Giá cao su giảm mạnh nên thời gian trước, Nam Đông từng xảy ra tình trạng người dân chặt cây để chuyển sang trồng keo, trồng sắn, song diện tích không lớn. Các cơ quan, ban ngành của huyện đã tổ chức kiểm tra, tuyên truyền vận động người dân, nhờ vậy ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt bỏ cây cao su.

Tìm gặp bà Nguyễn Thị Cúc, một hộ dân ở thôn Hiệp Hoà, xã Bình Thành (TX Hương Trà) vừa mới bán hơn 6ha cao su trước Tết Ất Mùi để chuyển đổi sang trồng keo. Bà Cúc cho hay: “Giá cao su liên tục sụt giảm, hiện tại giá cao su mủ chỉ 5.000/kg, không có lời bằng trồng cây keo nên tôi chặt bỏ cao su để trồng keo. Keo trồng từ 4 – 5 năm đã có thể bán được, 1ha keo nếu phát triển tốt có thể bán 70 triệu đồng”.
Theo ông Trương Ngọc Dũng, cán bộ địa chính xã Bình Thành cho biết toàn xã Bình Thành có 118ha cao su được trồng vào năm 2005, trong đó có 100ha trong giai đoạn thu hoạch. Ngoài hộ bà Nguyễn Thị Cúc trong xã có thêm 2 hộ bán cao su làm gỗ cho doanh nghiệp. Không chỉ người dân xã Bình Thành phá bỏ cao su, nhiều người dân xã Hương Bình (TX Hương Trà) cũng đang ồ ạt bán tháo vườn cao su bao nhiêu năm mất công chăm sóc để chuyển đổi sang trồng cây khác khi cho rằng giá cao su quá thấp. Anh La Văn Cời (48 tuổi) ở thôn Bình Dương, xã Hương Bình cho hay: Nhà tôi trồng cao su từ năm 1994 với hơn 3,5ha, lúc mủ cao su có giá cao bình quân tôi cạo một mình cũng cho thu nhập từ 300 – 400 nghìn đồng/ngày. Nhưng bây giờ mủ cao su xuống giá quá thấp đi cạo từ 1h khuya đến 7h sáng mà thu nhập chẳng được bao nhiêu, không bằng thu nhập vác keo thuê cho người ta. Thế là tôi bán 1ha cao su với giá 40 triệu đồng, bình quân mỗi cây như vậy thương lái mua từ 100 – 150 nghìn đồng, mặc dù cao su vẫn cho mủ nhưng cũng phải bán. Không chỉ riêng tôi mà nhiều hộ dân ở đây cũng đang bán vườn cao su cho thương lái, có hộ còn bán vườn cao su trồng năm 2001.
Tăng cường tuyên truyền
Ông Lê Văn Anh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà thông tin: “Diện tích cao su trên toàn thị xã Hương Trà là 2.459,36 ha, trong đó diện tích đang trong quá trình khai thác mủ là 1893,57 ha. Từ năm 2013 đến nay, người trồng cao su khai thác chặt bỏ cao su bán gỗ khoảng 51,3ha và đã trồng lại 31,3ha. Thời gian tới, Phòng Kinh tế phối hợp với các cơ quan như Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Khuyến nông lâm ngư thị xã sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho các hộ dân, phối hợp với UBND các xã có trồng cao su vận động người dân cố gắng giữ vườn cao su để tiếp tục chăm sóc dù giá mủ cao su đang xuống thấp”.
Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt-Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho rằng, gần đây giá cao su giảm khiến nhiều hộ dân gặp khó trong đầu tư chăm sóc cây, phát triển kinh tế. Song quy luật của thị trường thế giới thì có thời điểm giá cao su tăng, có lúc giảm cũng là chuyện bình thường. Nhiều hộ vì lợi ích trước mắt, nhất thời đã chặt bỏ cao su để trồng sắn, keo là điều đáng tiếc. Quan điểm của ngành nông nghiệp là bảo vệ, ổn định diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh. Từ khi cao su ở các địa phương cho khai thác, nhiều hộ đã vươn lên khá, giàu. Hầu hết các địa phương có trồng cao su đều có nhiều đổi thay, phát triển kinh tế bền vững... Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương, có những khuyến cáo, tuyên truyền vận động Nhân dân không nên chặt bỏ cao su, đồng thời tăng cường hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân hợp lý nhằm nâng cao chất lượng vườn cây. Tại các địa phương, như Lộc Bổn (Phú Lộc), Phong Mỹ (Phong Điền)... người dân quyết tâm bảo vệ vườn cao su, làm động lực phát triển kinh tế gia đình.
H.Thế-Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top