ClockThứ Tư, 07/05/2014 12:36

Chất lượng 3G làm phiền lòng khách hàng

TTH - Từ khi mạng 3G ra đời ở Việt Nam, phí dịch vụ của loại hình này đã tăng gấp rất nhiều lần mức phí ban đầu, thế nhưng chất lượng 3G trong thời gian qua khiến cho không ít khách hàng phải phiền lòng và không tránh được sự cáu gắt bởi sự đi xuống của chất lượng loại hình dịch vụ này.

Chị Trần Thị Phương Uyên, ở đường Điện Biên Phủ - TP Huế là người sử dụng thuê bao trả sau của mạng Viettel, thường xuyên phải đi công tác xa nhà nên việc sử dụng 3G để vào mạng internet là bắt buộc. Thế nhưng, gần đây chất lượng 3G bị giảm sút nên công việc của chị cũng thường xuyên bị đứt đoạn, không hiệu quả. Nhiều khi đang làm việc tự nhiên bị mất mạng, không gửi được mail hay tìm kiếm thông tin. Chị Phương Uyên cho biết: “Những lần bị ức chế như thế, tôi đều gọi lên tổng đài thắc mắc nhưng đều nhận được những lời giải thích rất chung chung do lỗi mạng”.

Cán bộ Sở Thông tin &Truyền thông kiểm tra các điểm lắp đặt wifi miễn phí

Dịch vụ 3G được triển khai ở Việt Nam 4 năm nay nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng về dịch vụ này. Chất lượng 3G chỉ dựa trên cam kết của các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp tự đánh giá chất lượng, mà có bao giờ người bán hàng lại nói sản phẩm của mình không tốt đâu.

Trước khi tăng giá, các nhà mạng gửi tin nhắn thông báo việc tăng các gói cước 3G tới khách hàng với nhiều mức tăng khác nhau cho các gói cước khác nhau. Từ mức 60đ/MB, cước mới tăng vọt lên 200đ/MB, đồng thời thay đổi block tính cước từ 10KB+10KB lên 50KB+50KB, gói cước đã tăng hơn 230%. Thực tế, việc thay đổi block tính cước cũng là một cách tăng cước kín đáo của nhà mạng, vì phần lẻ chưa đến 50KB được làm tròn; trong khi cước tăng thì mức cước tính trên block cũng tăng từ 0,586đ/10KB lên 9,765đ/50KB. Đến ngày 16-10-2013, cả ba nhà mạng lớn đồng loạt tăng trung bình 20%, trong khi đó gói cước tăng đến 40%. Trước đó, gói cước các nhà mạng lớn cũng bất ngờ tăng giá cước lên đến 30%. Lý do tăng cước được phía các nhà mạng đưa ra là theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, giá cước data 3G phải được quản lý dựa trên cơ sở giá thành và việc điều chỉnh giá cước là động thái đưa giá bán gần với giá thành”.
Tăng giá cước nhưng chất lượng không đảm bảo của 3 nhà mạng trên khiến rất nhiều khách hàng bức xúc, cáu gắt và gọi điện đến tổng đài với câu hỏi liệu việc tăng giá cước có đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ không; chất lượng không tốt hơn mà thậm chí còn kém hơn trước.
Qua tìm hiểu nhiều khách hàng cho biết, việc tăng phí dịch vụ hoàn toàn có thể chấp nhận nếu như đi kèm với đó là chất lượng và thái độ chăm sóc khách hàng tăng lên. Trả phí như thế nào thì cần phải nhận được sự hài lòng về sản phẩm như thế đó, nhưng việc tăng cước 3G của các nhà mạng trong thời gian qua lại đi ngược với điều này trong kinh doanh. Mọi khách hàng đều mong muốn, nhà mạng hãy tăng chất lượng trước khi tăng giá, chất lượng kém với mức giá cũ người dân còn chưa hài lòng mà còn tăng giá mới cộng thêm chất lượng cũng không thay đổi gì thì chắc chắn người dùng sẽ suy nghĩ kỹ về việc ngưng sử dụng mạng 3G. Như vậy, vô hình chung các nhà mạng sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng là sinh viên và người thu nhập thấp và sẽ rất khó thực hiện việc phổ cập internet đến mọi người dân từ vùng sâu, vùng xa cho đến biên giới, hải đảo. Bởi, bản chất của 3G là di động không phân biệt địa hình, vùng miền…
Trong lúc giá cước 3G tăng nhanh như vậy thì Viễn thông Thừa Thiên Huế triển khai lắp đặt 9 điểm wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Huế để phục vụ du khách và người dân địa phương, đó là tín hiệu vui trước cuộc chiến 3G chất lượng ì ạch như hiện nay. 
Bải, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top