ClockThứ Năm, 22/04/2021 14:30

Chất lượng giáo dục thường xuyên: Bao giờ rút dần khoảng cách?

TTH - Tỷ lệ học viên hệ giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đậu tốt nghiệp THPT ở mức thấp, vẫn là bài toán nan giải để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở Thừa Thiên Huế.

Gỡ khó cho đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên và dạy nghề phổ thôngĐầu tư tương xứng cho giáo dục thường xuyên

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019-2020

Đầu vào thấp

Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 2.109 học viên theo học GDTX ở các loại hình, trong đó có khoảng gần 400 đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Học sinh Trung tâm GDNN-GDTX tham gia kỳ thi THPT phổ thông cùng với hệ công lập, đề thi giống nhau và được cấp bằng giống như học sinh phổ thông. Tuy nhiên, phần lớn học viên vào trung tâm đều có đầu vào thấp, ý thức học tập chưa cao. Các em có hạnh kiểm tốt chỉ đạt 67,7%; học lực loại giỏi chỉ 1,9%; khá: 34%; trung bình: 55,7% ; còn lại là yếu và kém. Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng thi tốt nghiệp THPT ở các trung tâm khi năm học 2019 - 2020 chỉ đạt 86,59%. Riêng A Lưới, chỉ có 13/21 học viên (đạt 61,90%) và Nam Đông có 9/12 học viên (đạt 75%) đỗ tốt nghiệp THPT.

Tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục tổ chức vào cuối năm 2020, Sở GD&ĐT nghiêm túc đánh giá, chất lượng GDTX cấp THPT chưa đáp ứng được sự mong đợi của xã hội, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuyển sinh đầu vào so với mặt bằng chung thấp; học viên đa dạng về tuổi tác, thành phần xã hội, động lực học tập chưa cao. Đội ngũ giáo viên cơ hữu giảng dạy văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, phải hợp đồng thêm từ các trường THPT; cơ sở vật chất, trang-thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu thốn... Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và tỷ lệ tốt nghiệp THPT của các trung tâm.

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá

Trở lại vấn đề làm thế nào để nâng tỷ lệ học sinh Trung tâm GDNN-GDTX tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ cao trong năm 2020-2021, các trung tâm đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dạy và học. “Mỗi môn học, giáo viên đều cho học viên học thêm 1-2 tiết/tuần để củng cố kiến thức. Những học viên có học lực yếu, trung tâm đã giao học viên khá kèm cặp dưới sự tư vấn, hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Các lớp đều triển khai dạy tăng tiết, phụ đạo cho học viên lớp 12; thường xuyên cho học viên thực hành giải đề thi, bài tập, rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm”, ông Trương Công Bình, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế cho hay.

Phương thức kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới. Các trung tâm tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với học viên khối 12 ở 7 môn theo đề chung của Sở GD&ĐT, trên cơ sở đó có biện pháp đầu tư, nâng cao chất lượng dạy và học. Theo Ông Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm GDNN –GDTX huyện Phú Lộc, muốn nâng cao chất lượng dạy học, trước hết phải thay đổi nhận thức của học viên. Do vậy, các hoạt động dạy học trên lớp không nên gò bó mà cần tăng cường các hoạt động ngoài giờ, lồng ghép chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em. Đồng thời, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực để thu hút học sinh.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đoàn Minh Thắng, việc đề ra những giải pháp hữu hiệu để cùng tập trung thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống GDTX là vô cùng cần thiết; tiếp tục triển khai dạy tăng tiết, ôn thi, phụ đạo cho học viên lớp 12 cũng như thường xuyên cho học viên thực hành giải đề thi, bài tập, rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm; đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá.

“Chúng tôi đề nghị các trung tâm nghiêm túc triển khai kế hoạch tổ chức thi thử tốt nghiệp, xét thử tốt nghiệp của Sở GD&ĐT; chủ động phối hợp với trường phổ thông trên cùng địa bàn để cho học viên tham gia thi thử hoặc tự tổ chức những kỳ thi thử để có phương án bồi dưỡng cho từng học viên. Ngoài ra, cần tăng cường trao đổi chuyên môn giữa các trung tâm, giữa giáo viên giảng dạy tại các trung tâm với nhau và với giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông để biên soạn chương trình, nội dung tài liệu ôn thi vừa đúng định hướng vừa phù hợp với trình độ, năng lực của học viên GDTX”. Ông Thắng cho biết.

Theo ý kiến của các nhà quản lý, các trung tâm GDNN - GDTX phải lấy giáo viên làm nòng cốt, lấy người học làm trung tâm để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa. Có như vậy mới nâng cao kết quả học tập lớp 12 theo hướng bền vững, học sinh có khả năng đỗ tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top