ClockThứ Tư, 19/07/2017 07:48

Chất “men” hiếu thuận

TTH - Mãi đến sau ngày quê hương giải phóng, tiêu, cà phê...đã dần dà cho gia đình bà cái ăn, cái mặc, cái nhà tử tế để chui vào chui ra.

Cha mẹ mất sớm, bà về ở với chú. Gia đình chú cũng không khá giả gì. Cả gia đình đều phải ngày ngày vật lộn với miếng cơm, manh áo. Bà là đứa trẻ không mẹ không cha, bên cái khổ còn thêm cái tủi phận. Đó là những ngày tháng nhọc nhằn, đầy ám ảnh với tuổi thơ bà.

Đến tuổi con gái, bà lấy chồng, rồi theo chồng biền biệt. Gia đình bặt tin bặt tức, chẳng biết bà đi đâu, sống đâu. Ai cũng nghĩ, có lẽ ở với chú thím, cực quá, tủi phận quá. Nay nó hận, nó một đi không trở lại...

Bỗng một hôm bà trở về. Cô bé năm nào nay đã là bà già gần bảy mươi tuổi. Cũng phải thôi, bẵng đi cả nửa thế kỷ rồi còn gì. Hóa ra không phải bà tủi hận gì. Chẳng qua là quá nghèo. Hai vợ chồng đôi bàn tay trắng, dắt díu nhau đi tuốt khu kinh tế mới tận rừng sâu núi thẳm xứ Buôn Mê thời "đệ nhất cộng hòa". Làm mãi cũng không đủ nuôi con. Nên nỗi nhớ người thân, nhớ quê nhà bà đánh nén chặt trong lòng. Mãi đến sau ngày quê hương giải phóng, tiêu, cà phê...đã dần dà cho gia đình bà cái ăn, cái mặc, cái nhà tử tế để chui vào chui ra. Dành dụm được ít tiền, bà tìm  đường về thăm quê. Chuyến trở về đã cho bà thỏa nỗi nhớ thương mà người thân cũng giải tỏa được sự ray rứt, áy náy của một thời khốn khó.

Sau chuyến đi ấy, thỉnh thoảng có cơ hội là bà lại sắp xếp để về thăm quê. Bây giờ, tuổi đã gần 90, sức khỏe không cho phép, tài chính thì hoàn toàn do con cháu chu cấp, đứa trăm, đứa năm chục ngàn... Đứa nào cho bà cũng nhận. Già cả, bà ăn uống chẳng bao lăm. Tiền con cháu cho, bà cứ dành dụm, lần hồi được một, hai triệu, lại lựa lúc sức khỏe cho phép là bà sai người dẫn về quê, gửi ít tiền nhờ người nhà làm mâm cơm dâng cúng tổ tiên, nhân đó kêu con cháu tề tựu. Nơi chiếc ghế kê ở góc nhà, nhìn bầy cháu ăn uống, nói cười rổn rảng, bà vê điếu cẩm lệ ngồi nhả khói mơ  màng, nét mặt tươi vui mãn nguyện mà đôi mắt thì như có ngấn nước...

Nhưng người thân nhìn bà cũng rưng rưng. Bà như một chất "men" để trong gia tộc nhắc nhủ nhau nhân lên lòng hiếu thuận trong những người con, người cháu...

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự nghiêm khắc cần thiết của hành khách

Trong số những hành vi gây mất an toàn giao thông, việc vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông hàng đầu…

Sự nghiêm khắc cần thiết của hành khách
Sáng kiến cảm động

Ở đây xin không bàn sâu chuyện hay - dở khi xây dựng lăng mộ cho người chết, chỉ xin nói về một tấm lòng luôn nghĩ cho người nghèo...

Sáng kiến cảm động
Trả nợ kiểu... quái dị

Bà Sương ở một mình, chẳng làm lụng gì nhưng nhờ cháu chắt đứa nào cũng thương, thỉnh thoảng gửi ít kinh tài trợ giúp nên sống cũng phong lưu.

Trả nợ kiểu  quái dị
Sẽ là một không gian không dễ bỏ qua

“Ba, cho con đi đường sách chơi đi”. Thằng bé nhà tôi yêu cầu sau khi hoàn tất kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tất nhiên là tôi rất sẵn lòng. Hai cha con thắng bộ, lên xe và thẳng tiến về đường sách Hai Bà Trưng. Đến nơi, thằng bé lập tức sà vào mấy cái giá sách để truyện cổ tích, truyện tranh để chọn, rồi ra một góc ngồi ngấu nghiến.

Sẽ là một không gian không dễ bỏ qua
Chụp & gọi (?!!)

Chiều muộn, nhưng còn 2 cô đồng nghiệp đang nhỡ việc chưa xong, anh và bác tài đành phải nán lại chờ để về cùng xe.

Chụp  gọi
Return to top