ClockChủ Nhật, 02/07/2017 06:39

Châu Á, 20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính

TTH - Trong bài viết được đăng tải trên tạp chí Nikkei Asian Review số ra ngày 28/6, ông Stephen Grenville, viện sĩ thỉnh giảng của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia nhận định, lỗ hổng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á vẫn tồn tại trong 20 năm qua.

Quy đổi đồng tiền Rupiah Indonesia và USD tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters

Lỗ hổng

Tháng 7 năm nay đánh dấu 20 năm ngày Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2/7/1997), dấu hiệu mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Không một ngân hàng trung ương hay quan chức toàn cầu nào, những người theo dõi cuộc khủng hoảng nhận ra thời điểm đó đánh dấu sự kết thúc của "phép màu châu Á" đối với các quốc gia liên quan. Không ai trong số các quốc gia được gọi là những “con hổ châu Á” sau đó trở lại với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục từng đạt được trong những thập kỷ trước năm 1997.

Trên cương vị Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia, tôi đã theo dõi những quốc gia này biến các cuộc khủng hoảng trước đó thành cơ hội cải cách. Chắc chắn, tôi nghĩ, họ sẽ làm lại lần nữa. Thế nhưng, đến thời điểm các quan chức tài chính toàn cầu gặp nhau ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) hồi giữa tháng 8 năm đó, với nỗ lực cùng lấp đầy các nguồn quỹ song phương, nhằm bổ sung gói hỗ trợ không đầy đủ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho Thái Lan, chúng tôi hiểu đây là thời điểm kết thúc một kỷ nguyên. Vào lúc đó, ảnh hưởng lan rộng sang Indonesia và mối lo ngại về Hàn Quốc cũng ngày càng tăng lên.

Xét hệ quả, cũng như những sai sót hiển nhiên của các quốc gia và IMF trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng, điều đáng ngạc nhiên là không có cải cách cơ bản hậu khủng hoảng. Cũng khó hiểu là khi nền kinh tế tiên tiến châu Âu và Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng tài chính của họ bắt đầu vào năm 2007, phản ứng chính sách của họ hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng năm 1997.

Tại sao có quá ít sự thay đổi đối với các cấu trúc kinh tế dễ bị tổn thương trong năm 1997? Nếu quá ít bài học được rút ra từ kinh nghiệm năm 1997, tại sao phản ứng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 sau đó lại khác biệt?

Vào cuối năm 1997, nhiều người trong chúng ta cho rằng, IMF đã giải quyết hỏng cuộc khủng hoảng, nhất là ở Indonesia. Phản ứng của IMF làm trầm trọng thêm các sai sót trong nước. Gói hỗ trợ sẵn có là quá nhỏ; chính sách tài khóa bị thắt chặt không cần thiết; chính sách tiền tệ không hiệu quả trong việc cố gắng ổn định tỷ giá mới nổi, với lãi suất khiến cho người vay gặp khó khăn; các ngân hàng đóng cửa mà không thực hiện bảo hiểm tiền gửi; điều kiện nhằm vào cải cách cơ cấu không thể thực hiện được.

Nếu IMF khẳng định các chính sách của họ không phải là phần lớn của vấn đề, thì ai hay điều gì dẫn đến sự thất bại? Với những lập luận về chiến lược chính sách mắc kẹt trong các vấn đề kỹ thuật, bình luận công khai đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, tham nhũng và những thất bại chính sách khác.

Thay đổi

Với trách nhiệm tập trung vào những điểm yếu trong nước hiện nay, các quốc gia khủng hoảng đang được quản lý mới, bắt đầu phục hồi với những chính sách không khác biệt nhiều so với những gì họ có khi bắt đầu cuộc khủng hoảng.

Điển hình là Indonesia, nước này tiếp tục các chính sách ngân sách bảo thủ thông thường; luồng vốn vẫn không bị hạn chế; không có giới hạn thương mại nào được đưa ra để tác động đến tài khoản vãng lai; cùng với sự phát triển sâu rộng của khu vực tài chính thông qua các tổ chức và công cụ mới.

Những thay đổi về chính sách chỉ ở bên lề và khó có thể nhận thấy. Chẳng hạn như, tỷ giá quản lý được dành nhiều chỗ để đáp ứng với các lực lượng thị trường. Sự ủng hộ của IMF về tỷ giá thả nổi tự do bị bỏ qua một cách lặng lẽ, với sự can thiệp đáng kể để ổn định tỷ giá hối đoái và sự gia tăng mạnh mẽ của dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ cho sự can thiệp. Ngành ngân hàng được sắp xếp với những nỗ lực nhằm tăng cường giám sát thận trọng và có hiệu quả. Quan trọng hơn, các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên dè dặt hơn, với sự sẵn lòng đối với tăng trưởng thương mại để giảm tính dễ tổn thương.

Nói tóm lại, những sai sót quan trọng nhất trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 đã được cân nhắc. Trong khu vực, các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách nhất trí rằng, việc thắt chặt tài khóa là sai lầm, chính sách tiền tệ đã bị xử lý sai lầm, và các ngân hàng không bao giờ được đóng cửa mà không bảo vệ người gửi tiền.

LÊ THẢO (Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, Tandfonline & PanNature)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top