Thế giới

Châu Á: Các nhà máy bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào tăng và làn sóng lây nhiễm COVID-19

ClockThứ Hai, 02/08/2021 15:57
TTH.VN - Các nhà máy ở khu vực châu Á đã gặp khó khăn trong tháng trước, khi chi phí đầu vào gia tăng và một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới phủ bóng lên nhu cầu toàn cầu. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực này là rất mong manh.

WHO: Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Indonesia cao nhất thế giới trong tuần trướcSố ca mắc COVID-19 ở châu Á sắp chạm ngưỡng 60 triệu ngườiĐại dịch ở châu Á đang kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùng

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tại các cường quốc xuất khẩu là Nhật Bản và Hàn Quốc, hoạt động sản xuất ghi nhận mức tăng; dù vậy, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô thúc đẩy chi phí gia tăng.

Tăng trưởng hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã giảm mạnh vào tháng 7 khi nhu cầu lần đầu tiên thu hẹp trong hơn 1 năm, theo kết quả của một cuộc khảo sát riêng được công bố vào ngày hôm nay (2/8), phù hợp với một cuộc khảo sát chính thức được công bố trước đó trong ngày 31/7, cho thấy sự chậm lại về hoạt động của các nhà máy.

Trong khi đó, Indonesia, Việt Nam và Malaysia đã chứng kiến ​​hoạt động của các nhà máy sụt giảm trong tháng trước, do sự tái bùng phát về các ca nhiễm COVID-19 và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn liên quan đến đại dịch này.

Các cuộc khảo sát cũng nhấn mạnh sự phân hóa đang nổi lên trên khắp nền kinh tế toàn cầu về tốc độ phục hồi từ những căng thẳng do đại dịch gây ra, điều này đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay đối với khu vực châu Á mới nổi.

Nhà kinh tế Usamah Bhatti của Công ty tư vấn IHS Markit nhận định, các bằng chứng nói trên cho thấy sự tái bùng phát về các ca nhiễm COVID-19 trên khắp khu vực châu Á, và sự gián đoạn về chuỗi cung ứng đang diễn ra dẫn đến nhu cầu ở các thị trường trong và ngoài nước sụt giảm.

Cụ thể, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) Caixin/Markit của Trung Quốc đã giảm xuống mức 50,3 điểm vào tháng trước, từ mức 51,3 điểm của tháng 6, đánh dấu mức thấp nhất trong 15 tháng, do chi phí gia tăng làm mờ triển vọng đối với trung tâm sản xuất của thế giới.

Chỉ số PMI cuối cùng của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản đã tăng lên 53 điểm vào tháng 7, từ mức 52,4 điểm của tháng trước đó, mặc dù các nhà sản xuất chứng kiến giá đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008. Nhật Bản cũng phải đối mặt với sự tăng vọt về số ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, buộc Chính phủ quốc gia này phải mở rộng các biện pháp hạn chế sang những khu vực rộng lớn hơn cho đến ngày 31/8.

Chỉ số PMI của Hàn Quốc đứng ở mức 53 điểm trong tháng trước, duy trì trên mốc 50 điểm, cho thấy sự mở rộng về hoạt động trong tháng thứ 10 liên tiếp. Tuy nhiên, chỉ số phụ về giá đầu vào đã tăng với mức cao thứ 2 từng được ghi nhận, một dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng mà các doanh nghiệp đang phải cảm nhận do chi phí nguyên liệu thô gia tăng.

Đáng chú ý, chỉ số PMI của Indonesia đã giảm xuống mức 40,1 điểm vào tháng trước, từ mức 53,5 điểm trong tháng 6. Điều này cho thấy sự căng thẳng của đại dịch COVID-19 đối với khu vực châu Á mới nổi.

Các cuộc khảo sát PMI tháng 7 cho biết thêm, hoạt động sản xuất cũng đã thu hẹp ở Việt Nam và Malaysia. Theo IHS Markit, tại Việt Nam, tốc độ giảm sản lượng và số lượng của các đơn đặt hàng mới đã tăng nhanh hơn so với tháng trước. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã tăng từ 44,1 điểm của tháng 6, lên mức 45,1 điểm vào tháng 7; song, số liệu lần này cho thấy các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất sụt giảm đáng kể trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Markit Economics)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách

Sự nhập cuộc của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể đã góp phần quan trọng tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

Tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top