ClockChủ Nhật, 06/11/2016 18:32

Châu Á “căng thẳng” trước những biến động trong cuộc đua vào Nhà Trắng

TTH - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 đang bước vào giai đoạn cuối cùng với ưu thế vẫn đang nghiêng về ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, mặc dù khoảng cách này đã thu hẹp khi bà chỉ còn dẫn trước đối thủ Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ 46,6% - 44,9%, theo khảo sát mới nhất của tờ New York Times và kênh CBS News tính đến ngày 5/11.

Một công ty kinh doanh ngoại hối tại Tokyo theo dõi cuộc đua giữa 2 ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton. Ảnh: Reuters. 

Các biến động trong cuộc bầu cử đang được khu vực châu Á theo dõi chặt chẽ khi kết quả cuối cùng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại và an ninh.

Tình hình đó cũng kéo theo nhiều biến động trên thị trường tài chính châu Á khi giá cổ phiếu giảm trên khắp khu vực này vào cuối tuần, với chỉ số Nikkei trên sàn chứng khoán Nhật Bản giảm đến 1,34%, rơi xuống dưới mốc 17.000 điểm lần đầu tiên trong hơn 2 tuần qua.

Những vấn đề quan tâm lớn nhất của châu Á trong cuộc bầu cử này là thương mại, chính sách tiền tệ, nhập cư, và quan trọng nhất, là cam kết của Mỹ đối với khu vực. Một vấn đề nổi cộm khác là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi cả 2 ứng cử viên trước đó đều tuyên bố phản đối hiệp định này.

Trong khi đó, những người Mỹ gốc Á - nhóm dân tộc thiểu số phát triển nhanh nhất ở Mỹ, là những cử tri ngày càng tăng cao ở nhiều tiểu bang, mang lại cho họ một vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả của cuộc bầu cử.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & Nekkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top