ClockChủ Nhật, 16/12/2018 15:05

Châu Á có 63 trường đại học được xếp hạng cao toàn cầu

TTH.VN - Tờ The Nation ngày 16/12 cho hay, khu vực châu Á chỉ có 63 trường đại học được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học do US News công bố gần đây.

17 trường ASEAN lọt top 100 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2019Công bố xếp hạng các trường đại học sáng tạo nhất thế giới năm 2018Đại học châu Á tăng hạng danh tiếng toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu khu vực về các trường đại học được xếp hạng cao. Ảnh: DataLEADS/ANN

Danh sách này xếp hạng 500 trường đại học trên toàn thế giới; trong đó, Mỹ là quốc gia có số lượng lớn nhất các trường đại học được xếp hạng cao, với 134 trường đại học.

Bảng xếp hạng dựa trên công tác nghiên cứu của các trường, cũng như được xếp hạng bởi các thành viên của cộng đồng học thuật trên toàn thế giới và ở khu vực châu Á.

Cụ thể, Trung Quốc dẫn đầu khu vực với 26 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học được xếp hạng cao. Quốc gia này đạt được tiến bộ ổn định trong lĩnh vực giáo dục, với sự cải thiện về năng suất nghiên cứu, phản ánh mức độ cao bền vững của đầu tư công và tư. Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa nằm trong danh sách này.

Nhật Bản có 17 trường đại học được xếp hạng cao, với Đại học Kyoto và Đại học Tokyo dẫn đầu về điểm số. Quốc gia này dù đứng thứ 2 về các trường đại học được xếp hạng cao ở châu Á, nhưng lại chứng kiến ​​sự giảm sút trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Hàn Quốc, quốc gia được biết đến với sự đổi mới và giáo dục theo hướng công nghệ, có 11 trường đại học được xếp hạng cao. Đại học Quốc gia Seoul là một trong những trường đại học hàng đầu nằm trong danh sách nói trên.

Trong khi đó, Ấn Độ có 4 trường đại học được xếp hạng cao trên toàn cầu, trong bối cảnh chi tiêu của Chính phủ dành cho giáo dục không được mạnh mẽ trong nhiều năm.

Singapore có 2 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học được xếp hạng cao. Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang nằm trong danh sách này.

Đối với Malaysia, Thái Lan và Pakistan, mỗi quốc gia có 1 trường đại học góp mặt trong danh sách nói trên.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á không có trường đại học được xếp hạng cao là Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Lào, Campuchia, Brunei, Philippines, Indonesia, Mông Cổ, và Việt Nam.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Nation, DataLEADS & ANN)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top