Thế giới

Châu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 07/12/2020 15:18
TTH.VN - Số lượng thiên tai do biến đổi khí hậu ngày càng tăng đang trở thành mối đe dọa đối với các nền kinh tế châu Á.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng khu vực nặng nề nhấtChâu Âu trải qua thời kỳ lũ lụt tồi tệ nhất trong 500 năm

Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tạp chí Nikkei Asia đã phân tích dữ liệu của tổ chức phi lợi nhuận Viện Tài nguyên Thế giới và phát hiện ra rằng, vào năm 2030, sản lượng kinh tế của những nơi trên thế giới vốn phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven sông sẽ là 17 nghìn tỷ USD. Châu Á chiếm khoảng 1/2 trong số này, ở mức 8,5 nghìn tỷ USD; trong đó, các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Các phát hiện cho thấy, nhu cầu cấp thiết phải phát triển cơ sở hạ tầng để giảm thiểu tác động của lũ lụt.

Trung Quốc đã ghi nhận một lượng mưa lớn trong năm nay, từ tháng 1 - 9 đã có lũ lụt nhiều hơn 80% so với một năm bình thường, dọc theo 836 con sông của quốc gia này, bao gồm cả sông Trường Giang. 73 triệu người bị ảnh hưởng, nhiều hơn gần 20% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Thiệt hại trực tiếp đối với nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thương mại lên tới hơn 200 tỷ nhân dân tệ.

Ngoài ra, một loạt các thiên tai liên quan đến khí hậu ấm hơn có khả năng ảnh hưởng đến các nhà máy, nhà cửa và đe dọa hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong dài hạn.

Tạp chí Nikkei Asia đã sử dụng một công cụ do Viện Tài nguyên Thế giới phát triển, nhằm tính toán rủi ro lũ lụt để phân tích mức độ thiệt hại kinh tế có thể xảy ra nếu biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ hiện tại. Theo tính toán, nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra với tốc độ như hiện nay, vào năm 2030, lượng GDP chịu rủi ro từ sự kiện lũ lụt nghiêm trọng sẽ là 17 nghìn tỷ USD, chiếm 12% GDP toàn cầu được dự báo trong đó năm.

4 trong số 5 quốc gia đứng đầu về mức độ rủi ro là ở khu vực châu Á. Con số về giá trị của toàn châu Á là 8,5 nghìn tỷ USD, khoảng 1/2 tổng số của thế giới. Thiếu các biện pháp phòng chống lũ lụt hiệu quả, con số này được dự báo ​​sẽ đạt 14 nghìn tỷ USD vào năm 2050 và 24 nghìn tỷ USD vào năm 2080.

Ngoài ngập lụt ven sông, nguy cơ ngập lụt ven biển do nước biển dâng cũng đang gia tăng; sử dụng dữ liệu của Viện Tài nguyên Thế giới để phân tích tác động kinh tế từ lũ lụt ven biển nghiêm trọng vào năm 2030, tác động toàn cầu lên tới 850 tỷ USD, trong đó châu Á chiếm khoảng 70% trên tổng số.

Theo số liệu của công ty tái bảo hiểm Munich Re ở Đức, số lượng thiên tai gây thiệt hại kinh tế đang tiếp tục tăng lên, chạm mức 820 thiên tai vào năm 2019, tăng gấp 3 lần so với năm 1980. Trong số những thảm họa đó, lũ lụt đã tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ.

Qua đó, Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra rằng: "Đầu tư vào các biện pháp bảo vệ như đê và mương không chỉ quan trọng để bảo vệ hàng triệu người, nhà cửa và doanh nghiệp của họ, mà còn giúp tăng trưởng nền kinh tế, khi đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tăng cao, cơ sở hạ tầng là một giải pháp linh hoạt, hiệu suất cao; đồng thời cũng tạo ra việc làm".

Biến đổi khí hậu cho thấy, các quốc gia trên thế giới cần tiếp tục đầu tư để ngăn ngừa thiên tai và duy trì tăng trưởng bền vững.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top