Thế giới

Châu Á có thể là điểm sáng trong bối cảnh toàn cầu suy thoái

ClockThứ Tư, 19/10/2022 09:17
TTH.VN - Các nhà kinh tế cho biết, châu Á – đặc biệt là Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với suy thoái vào năm tới.

5 điểm quan trọng trong tiến trình phục hồi sau dịch ở khu vực Á - ÂuSự đồng thuận vì tương lai châu Á trong thời kỳ dịch bệnh hoành hànhNhững bài học từ một năm dịch bệnhRCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình DươngCác thành phố châu Á cần tăng cường chống nước biển dâng

Châu Á có thể là điểm sáng trong bối cảnh toàn cầu suy thoái. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông tin, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á vào đầu năm nay đã mất đà do 3 cơn gió ngược bao gồm lãi suất tăng, xung đột ở Ukraine và tác động của hoạt động kinh tế đang trầm lắng ở Trung Quốc.

Dù vậy, trong báo cáo mới nhất của mình, IMF vẫn nhận định châu Á là điểm sáng tương đối trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang “chìm xuống”.

IMF dự báo, tăng trưởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt mức 4% trong năm nay, sau đó tăng lên mức 4,3% vào năm tới, cả hai đều dưới mức trung bình 5,5% đạt được trong 2 thập kỷ qua.

Dù vậy, chúng vẫn cao hơn dự báo của quỹ dành cho châu Âu và Mỹ. Trong đó, IMF dự báo khu vực đồng Euro sẽ chứng kiến tăng trưởng đạt mức 3,1% trong năm 2022 và 0,5% vào năm 2023, với Mỹ sẽ lần lượt là 1,6% và 1% trong năm nay và năm sau.

Nhìn chung, con đường của châu Á sẽ khác với nhiều nền kinh tế tiên tiến như châu Âu, bởi nó đóng vai trò như “một công cụ đa dạng hóa hữu ích, được cách ly khỏi những khó khăn mà châu Âu phải đối mặt”, Giám đốc Danh mục đầu tư của Fidelity Taosha Wang cho biết trong một thông báo.

Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ

IMF nhận định, Đông Nam Á sẽ có một năm khởi sắc trong tương lai.

Cụ thể, Việt Nam đang vươn mình trở thành trung tâm của các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong khi Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ có thể sẽ tăng trưởng từ 4% - 6%.

Cũng trong khu vực, du lịch ở Campuchia và Thái Lan sẽ phát triển.

Cho đến nay, xuất khẩu từ 6 nước ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam vượt trội hơn so với khu vực Bắc Á và phần còn lại của khu vực. Giá hàng hóa cao hơn và sự gián đoạn nguồn cung đã giúp các nhà xuất khẩu như Indonesia.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng về sản xuất ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam “nhìn chung đứng trong vùng mở rộng, đạt mức trên 50 vào tháng 9 vừa qua”. Nhờ vậy các nước này xếp thứ hạng cao hơn Hàn Quốc và Đài Loan.

Triển vọng mờ mịt của Nam Á

Dù vậy, triển vọng đối với các thị trường biên giới châu Á như Sri Lanka và Bangladesh vẫn còn mờ mịt, báo cáo của IMF cho biết.

Cụ thể, Sri Lanka vẫn đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, trong khi ở Bangladesh, xung đột ở Ukraine và giá cả hàng hóa tăng cao đã cản trở sự phục hồi của nước này sau đại dịch.

Các nền kinh tế nợ nhiều như Maldives, Lào và Papua New Guinea và các quốc gia đối mặt với rủi ro tái cấp vốn như Mông Cổ cũng đang đối mặt với thách thức khi tình hình có nhiều thay đổi.

Đối với Trung Quốc, nước này có thể sẽ phục hồi trong năm nay và đạt mức tăng trưởng 3,2% vào năm 2022, trước khi tăng tốc lên 4,4% vào năm 2023, nếu giả sử các hạn chế chống dịch COVID-19 của nước này được nới lỏng dần dần.

Tuy nhiên, Fidelity vẫn cảnh báo còn nhiều bất ổn đối với Trung Quốc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Điểm sáng doanh trại xanh

Không gian khang trang, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng chính quy, hiện đại xen lẫn với cây xanh được bố trí hợp lý là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Hương Thủy.

Điểm sáng doanh trại xanh
Return to top