Thế giới

Châu Á đang đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu

ClockThứ Sáu, 08/04/2022 21:30
TTH - Châu Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, nhưng đồng thời cũng là nơi “đóng góp” lớn nhất vào sự nóng lên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, trong năm 2021, hơn 57 triệu người ở khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khí hậu.

Vai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậuChâu Á: Nhiệt độ bất thường gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi nămChâu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậuĐông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khác

Nhiều quốc gia ở châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: Nautilus

Và đáng lo ngại, những rủi ro mà châu Á phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng.

Đầu tuần này, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ đã công bố một báo cáo nêu rõ rằng, những nỗ lực hiện tại để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hiện là chưa đủ.

Đặc biệt, những nỗ lực để giảm thiểu rủi ro đó vẫn chưa thực sự đầy đủ trên một số mặt, nhất là đối với Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số ba quốc gia phát thải lớn nhất trên thế giới.

Châu Á đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm khử carbon, vì khu vực này chiếm gần một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khu vực này thể hiện sự không đồng đều, với mức độ phát thải và dễ bị tổn thương thay đổi đáng kể theo từng quốc gia.

Theo CNBC, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã đạt được một số tiến bộ trong các nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng phát thải làm nóng hành tinh, nhưng những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của châu Á lại nằm ở những nơi khác.

Ví dụ, Đông Nam Á có mực nước biển dâng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và gánh chịu nhiều nguy cơ khí hậu. Mặc dù mọi quốc gia ở Đông Nam Á đã ký Hiệp định Khí hậu Paris, nhưng hầu hết đều có ít chiến lược để ngăn chặn những rủi ro khí hậu nghiêm trọng nhất.

Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo, nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát, nền kinh tế Đông Nam Á có thể giảm 11% vào cuối thế kỷ này.

Theo ông Woetzel, chuyên gia của McKinsey, “các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ cần đầu tư nhiều hơn mức trung bình toàn cầu, tính theo tỷ trọng GDP, để đảm bảo tăng trưởng ít phát thải và khử carbon”.

Cho đến nay, bất chấp những nỗ lực của châu Á, các mô hình khí hậu mô phỏng cho thấy vẫn sẽ khó hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C ngay cả khi đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc lồng ghép các chính sách khí hậu vào các kế hoạch phát triển quốc gia là “việc quan trọng trước mắt” để giảm thiểu tác hại của sự gia tăng nhiệt độ, IPCC khuyến nghị.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Reuters & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Return to top