ClockThứ Bảy, 24/03/2018 19:58

Châu Á: Đầu tư cho dầu khí sôi nổi trở lại

TTH.VN - Các nhà sản xuất dầu và khí đốt châu Á đang bắt đầu khôi phục các dự án nhằm giảm bớt áp lực nhập khẩu năng lượng sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi thiếu nguồn đầu tư do hệ quả của cuộc khủng hoảng công nghiệp 2014.

Ngành sản xuất châu Á đón niềm vui đầu năm mớiChâu Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đến năm 2023Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 12% đến năm 2040

Các nguồn đầu tư cho đến nay chủ yếu là từ các công ty dầu mỏ nhà nước như ONGC của Ấn Độ, PTTEP của Thái Lan và PetroVietnam, những nước cần sản xuất nhiều dầu và khí đốt hơn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Một lò đốt tại nhà máy lọc dầu lớn nhất Châu Á Jamnagar Refinery của tập đoàn Reliance. Ảnh: Reliance

Châu Á là khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng khai thác của khu vực này đang suy giảm nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác. Ước tính, tổng chi phí nhập khẩu dầu của châu Á tăng gấp đôi lên khoảng 500 tỷ USD vào năm ngoái so với năm 2000.

Với mức giá dầu trên 60 USD/thùng và có lúc tiệm cận 70 USD/thùng, những công ty sản xuất dầu mỏ và các quốc gia nhập khẩu đang gia tăng chi phí đầu tư cho khai thác, sản xuất để tạo thêm nguồn cung và giảm nhập khẩu.

Theo chuyên gia tư vấn của Rystad Energy, 50 mỏ dầu và khí đốt ở Đông Nam Á, với tổng sản lượng tương đương 4 tỷ thùng dầu, có thể sẽ được phê duyệt các khoản đầu tư phát triển trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, với chi phí sản xuất ban đầu vào tầm 28 tỷ USD.

Mới đây, tập đoàn dầu mỏ Mubadala của Abu Dhabi, Petronas thuộc sở hữu nhà nước của Malaysia và Royal Dutch Shell - công ty liên doanh giữa Anh và Hà Lan đã đồng ý rót vốn 1 tỷ USD cho một dự án khí đốt ở Malaysia.

Tại Ấn Độ, những thay đổi trong chính sách về giá khí đốt đã giúp hồi sinh các hoạt động khai thác tại các vùng nước sâu phía đông do ONGC và một công ty liên doanh giữa Reliance Industries và BP dẫn đầu.

Tại Đông Nam Á, PetroVietnam đang phát triển một dự án khai thác dầu khí hàng chục tỷ USD có tên là Block B, trong khi PTTEP của Thái Lan đang lùng sục nguồn cung khí đốt bổ sung trong khu vực để đáp ứng nhu cầu ở Thái Lan và Myanmar.

Tuy vậy, việc thăm dò dầu khí ở châu Á vẫn còn ở kém sôi nổi so với các khu vực khác, đặc biệt là trên dải bờ biển Bắc Mỹ và trong lưu vực Đại Tây Dương.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

TIN MỚI

Return to top