ClockThứ Hai, 25/01/2016 15:37

Châu Á gồng mình trước đợt rét kỷ lục

TTH.VN - Thời tiết cực lạnh đang càn quét khắp Bắc Á, Nam Á và một số khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ giảm mạnh từ Ấn Độ đến Nhật Bản, thậm chí ở một số nơi nhiệt độ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trung Quốc lạnh -41 độ

Các quan chức Bắc Kinh cho biết, thời tiết lạnh khiến hàng trăm nhân viên cứu hỏa phải liên tục giải cứu người đi bộ bị mắc kẹt, với hơn 80 người bị thương và bị hạ thân nhiệt.

Nước đóng băng tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AFP 

Đài truyền hình quốc gia CCTV đưa tin, nhiệt độ xuống -41 độ C ở phía bắc vào ngày 23/1, mức lạnh nhất được ghi nhận kể từ năm 1961.

Trong cả nước, các nhân viên vệ sinh không ngừng làm việc để san bằng nhiều mặt đường phủ đầy tuyết, nhiều gia đình không có điện. Ở thành phố Trùng Khánh, 4.000 du khách bị mắc kẹt tại các sân bay.

Theo các nhà khí tượng, nhiệt độ đang tăng trở lại ở miền Bắc, nhưng khu vực phía Nam vẫn tiếp tục các đợt rét nghiêm trọng.

Một người phụ nữ dùng khăn len để giữ ấm cho cơ thể ở Hồng Kông. Ảnh: AFP

Đài Loan-hàng chục người chết

Tại Đài Loan, 85 người thiệt mạng trong tối qua (24/1) do thời tiết đóng băng. Trong đó, 35 ca tử vong ở  tỉnh Taoyuan, phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.

Hầu hết các trường hợp thương vong do hạ thân nhiệt bởi nhiệt độ giảm nhanh chóng, Sở Cứu hỏa thành phố Taoyuan cho biết.

Tại Đài Bắc, nhiệt độ giảm xuống 4 độ vào ngày 24/1, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được trong 44 năm qua.

Cục Thời tiết Trung ương Đài Loan cũng ban hành cảnh báo thời tiết lạnh trên toàn bộ khu vực cho đến sáng mai (26/1).

Nông dân dọn tuyết trên mái của một nhà kính tại Dongyang, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tuyết dày bao phủ Nhật Bản

Các bờ biển phía tây và phía bắc của Nhật Bản được bao phủ với lượng tuyết lớn vào cuối tuần qua, làm giảm tầm nhìn và gián đoạn giao thông, thậm chí gây tai nạn do tầm nhìn hạn chế và tình trạng kẹt xe ở nhiều nơi.

Khỉ hoang dã Nhật Bản tại công viên Jigokudani ở thị trấn Yamanouchi, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Chính quyền địa phương triển khai hoạt động dọn tuyết trên các con đường, nhưng tuyết tích lũy nhanh và trên diện tích rộng nên hoạt động không được hiệu quả.

Ngay cả ở những khu vực ở trung tâm thủ đô Tokyo, tuyết phủ một cách nhanh chóng khiến hệ thống giao thông công cộng bị gián đoạn, một số xe buýt và đường xe lửa ngừng hoạt động, hơn 160 chuyến bay bị hủy bỏ.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản ban hành một số cảnh báo và dự báo nhiệt độ tiếp tục giảm xuống thấp hơn. Tuyết dự kiến ​​sẽ tiếp tục kéo dài cho đến tối nay (25/1).

Một người đàn ông đạp xe trên con đường đầy tuyết ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP 

90.000 người dân Hàn Quốc mắc kẹt do thời tiết lạnh

Gần 90.000 người dân Hàn Quốc đang bị mắc kẹt trên hòn đảo du lịch Jeju hôm 25/1, sau khi trận tuyết lớn nhất trong 3 thập kỷ, khiến sân bay phải đóng cửa trong 3 ngày liên tiếp.

Bộ giao thông vận tải cho biết, sân bay quốc tế Jeju sẽ tiếp tục đóng cửa ít nhất đến 9h00 tối 25/1 (giờ địa phương), do tuyết lớn và gió mạnh. Gần 1.100 chuyến bay bị hủy bỏ trong dịp cuối tuần và ngày hôm nay (25/1).

Hôm 24/1, thủ đô Seoul hứng chịu đợt lạnh nhất trong 15 năm qua, khi nhiệt độ giảm xuống -18 độ C.

Du khách mắc kẹt đang ngồi dưới một lều tạm được dựng bằng xe đẩy hành lý tại sân bay Jeju, Hàn Quốc. Ảnh: AFP 

 

Một chiếc máy bay trên đường băng đầy tuyết tại sân bay quốc tế Jeju, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Thái Lan

Tại Thái Lan, nhiệt độ giảm xuống còn 8 độ C ở tỉnh Chiang Rai vào sáng sớm nay (25/1). Theo Cục Khí tượng Thái Lan, đợt rét có khả năng tiếp tục vào tuần này với nhiệt độ dự báo sẽ giảm xuống chỉ còn 2-4 độ C.

Ở thành phố thủ đô, người dân Bangkok thức dậy vào buổi sáng với nhiệt độ tụt xuống chỉ còn 16 độ C.

Cho đến ngày 27/1, khu vực phía bắc của Thái Lan có thể tiếp tục đón nhận nhiều đợt lạnh tăng cường, gió thổi mạnh và nhiệt độ dự báo khoảng 6-10 độ C.

Ấn Độ

Các khu vực phía bắc Ấn Độ đang chống chọi với cái rét -16,6 độ C. Từ cuối tuần qua, thủ đô New Delhi trải qua thời tiết với nhiệt độ dưới 5 độ C. Các đợt lạnh đã bắt đầu vào ngày 22/1, gây ra tình trạng sương mù làm ảnh hưởng hoạt động của sân bay quốc tế Indira Gandhi và buộc dịch vụ tàu lửa ở thủ đô phải hủy bỏ.

Lê Thảo (lược dịch từ CNA, AFP, Reuters & The Nation)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top