ClockThứ Hai, 29/04/2019 06:53

Châu Á: Nền kinh tế kỹ thuật số bùng nổ và nỗi lo tội phạm mạng

TTH.VN - Theo KPMG, người tiêu dùng kỹ thuật số châu Á hiện đang dẫn đầu toàn cầu với trung bình 22,1 giao dịch mỗi năm, trong khi số giao dịch trung bình của người dân Bắc Mỹ là 19.

ASEAN cần tăng cường đầu tư cho an ninh mạngHàn Quốc tổ chức hội nghị an ninh mạng Á-Âu vào tuần tớiNhật Bản: Tội phạm mạng tăng lên mức cao kỷ lụcTội phạm mạng gây tổn thất hơn 120 triệu USD ở Đông Nam ÁAn ninh mạng Đông Nam Á: Mối quan ngại mới

Sự bùng nổ kinh tế kỹ thuật số ở châu Á kéo theo những lo ngại về tội phạm mạng. Ảnh: Techstarups

Không có gì ngạc nhiên khi người dân khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nhanh chóng trở thành người tiêu dùng công nghệ hàng đầu thế giới. Hiện tượng này được hỗ trợ bởi sự gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng điện thoại thông minh và truy cập vào các kết nối điện thoại di động 4G tốc độ cao, làm bùng nổ các nền tảng truyền thông xã hội và thương mại điện tử như Shopify và Amazon.

Theo KPMG, người tiêu dùng kỹ thuật số châu Á hiện đang dẫn đầu toàn cầu với trung bình 22,1 giao dịch mỗi năm, trong khi số giao dịch trung bình của người dân Bắc Mỹ là 19.

Về việc sử dụng điện thoại di động, khu vực này đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng chưa từng thấy trong những năm gần đây. Chẳng hạn, trong năm 2017 châu Á chứng kiến ​​319 triệu kết nối điện thoại di động mới, so với châu Âu chỉ có 5 triệu kết nối di động mới trong cùng thời điểm. Trong năm đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chứng kiến ​​77% người tiêu dùng được kết nối thực hiện giao dịch mua hàng trên thiết bị di động, so với chỉ 24% ở châu Âu.

Rõ ràng, công nghệ đang biến đổi khu vực châu Á về mặt xã hội, văn hóa và kinh tế với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, những thách thức của việc áp dụng công nghệ trong khu vực và sự thay đổi để trở thành xã hội tiêu dùng kỹ thuật số hàng đầu thế giới đi kèm với những rủi ro lớn, cụ thể là mối đe dọa của tội phạm mạng.

Nỗi lo tội phạm mạng

Theo Báo cáo về tình trạng phần mềm độc hại năm 2017, trong khi tội phạm mạng vẫn chủ yếu tập trung vào khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, hệ sinh thái trực tuyến châu Á dự kiến sẽ sớm trở thành “miếng mồi ngon” lôi kéo những kẻ cơ hội tìm cách kiếm tiền từ các lỗ hổng bảo vệ trong khu vực. Trong năm 2017, 46,2 triệu tài khoản điện thoại di động của Malaysia đã bị đánh cắp dữ liệu cá nhân bởi các tin tặc đột kích các máy chủ của chính phủ, gây ra những tác động vô cùng lớn.

Điều đáng lo ngại là đây mới chỉ là khởi đầu, khi hệ sinh thái thương mại trực tuyến châu Á chỉ mới bắt đầu nở rộ.

Có thể nói, người dân ở khu vực châu Á đã sẵn sàng để trở thành người tiêu dùng hàng đầu thế giới về công nghệ di động. Và điều này có thể thấy trong khoản đầu tư trong khu vực, với việc tài trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á nhiều hơn gấp 3 lần vào năm 2017, lên tới gần 8 tỷ USD, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số tăng hơn 60% trong cùng năm đó. Trên thực tế, các chuyên gia hàng đầu tin rằng nền kinh tế của khu vực sẽ tăng trưởng đáng kinh ngạc 240 tỷ USD vào năm 2025.

Những lo ngại về an ninh mạng được dự đoán sẽ gia tăng trong thập kỷ tới, và may mắn là hầu hết các nền kinh tế trong khu vực (cụ thể là Úc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore) đã áp dụng, hoặc đang xây dựng các chiến lược an ninh mạng quốc gia và cập nhật luật về tội phạm mạng hiện có để chống lại mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng.

Trên thực tế, vào năm 2014, các công ty có trụ sở tại châu Á-Thái Bình Dương đã chi nhiều hơn cho việc bảo vệ bản thân khỏi các vi phạm an ninh mạng so với các khu vực khác trên thế giới, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi International Data Corporation và Đại học Quốc gia Singapore. Những chiến lược này, được hỗ trợ bởi các khung pháp lý và hoạt động của mỗi quốc gia, sẽ giúp các cường quốc khu vực điều hướng các rủi ro do tội phạm tài chính mang lại.

Nâng cao nhận thức về an ninh mạng

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất mà người tiêu dùng Châu Á có thể tự bảo vệ mình là thông qua giáo dục. Báo cáo về không gian mạng của ESET - Châu Á cho thấy, 78% người dùng Internet trong khu vực đáng lo ngại này không được giáo dục về an ninh mạng, khiến họ ít có khả năng đầu tư vào các sản phẩm bảo mật hoặc phản ứng nhanh chóng và phù hợp với các vi phạm an ninh kỹ thuật số.

Có lẽ, trong 5 năm tới, đây là nơi các chính phủ nên xem xét tập trung nỗ lực. Bằng cách đảm bảo nhận thức về an ninh mạng được ưu tiên nhiều hơn trong các công ty khởi nghiệp công nghệ và trong những người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chính phủ và người tiêu dùng có thể giảm thiểu tác động gây thiệt hại của các vi phạm an ninh mạng.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Business Times & Techstarups)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

TIN MỚI

Return to top