ClockChủ Nhật, 01/04/2018 21:11

Châu Á nỗ lực giảm nhẹ các tác động từ chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

TTH - Trong 5 thập kỷ qua, nền kinh tế châu Á đã và đang phụ thuộc phần lớn vào mô hình phát triển định hướng xuất khẩu để hỗ trợ chuyển đổi và tăng cường kinh tế nhanh chóng. Song những động thái, chính sách mới nhất nhằm tiếp cận chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ đã để lại nhiều ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cả châu Á và thế giới.

ADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁNhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương Tây

Các chính sách mới của Mỹ đã để lại nhiều ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Ảnh: Council on foreign relations

Lo ngại

Trong thời gian vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời tiến hành tái đàm phán hiệp định tự do với Hàn Quốc, đánh thuế pin mặt trời, máy giặt đối với các chủng hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và gần đây nhất là áp thuế nhập khẩu nhôm, thép để tăng cường an ninh quốc gia.

Trước nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu từ những tác động của các chính sách này, chính phủ các nước bày tỏ lo ngại cuộc chiến sẽ làm suy yếu quá trình phục hồi kinh tế,  ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng khi gây trở ngại cho chuỗi cung ứng và tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Tính riêng ở khu vực châu Á, các nền kinh tế có mức độ tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam (nơi xuất khẩu chiếm 90% GDP), Malaysia (71%) và Hàn Quốc (45%) sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Hướng giải quyết

Nhằm giảm nhẹ rủi ro, các nền kinh tế châu Á cần thể hiện vai trò chủ động hơn trong công tác bảo vệ tự do thương mại. Bằng cách tăng cường hợp tác, các nước châu Á có thể tận dụng những diễn đàn lớn như G20 và Tổ chức Thương mại thế giới để cải thiện tình hình giám sát thương mại toàn cầu, giảm thiếu tối đa căng thẳng thương mại và ngăn chặn sự lây lan của các chính sách tiêu cực.

Cùng với đó, các nền kinh tế châu Á nên đẩy mạnh hành động nhằm thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực. Thông qua sự kiện 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thống nhất thiết lập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 quốc gia bao gồm (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand), nhiều khả năng thương mại khu vực sẽ có cơ hội để mở rộng và tăng cường phát triển vững mạnh. Ngoài ra, việc tái ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và dự kiến ghi nhận thêm nhiều thành viên tiềm năng như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka cũng là những tín hiệu tích cực cho đà phát triển của một tương lai tươi sáng.

Quan trọng hơn hết, các nước châu Á cần tăng cường động cơ phát triển nội địa trong các lĩnh vực như tiêu dùng và đầu tư để dần giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Cùng lúc, chính phủ các nước cần cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bằng cách nới lỏng các quy định chặt chẽ về sản phẩm, lao động, thị trường tài chính và tăng cường đầu tư các ngành công nghiệp dịch vụ năng suất cao như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, viễn thông... Trong bối cảnh như hiện nay, châu Á nên tận dụng mọi thời cơ để cải thiện mô hình phát triển, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển kiên cường của từng nền kinh tế nói riêng và khu vực nói chung.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

TIN MỚI

Return to top