Thế giới

Châu Á tăng gấp 4 lần tài chính cho các dự án chống ô nhiễm

ClockThứ Sáu, 15/04/2022 21:49
TTH - Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/4 trích dẫn số liệu thống kê của Trang dữ liệu tài chính môi trường Ef Data cho hay, châu Á đã vượt qua châu Âu về hoạt động cho vay đối với các dự án được thiết kế nhằm trực tiếp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong năm 2021, 56 tỷ USD đã được dành cho những dự án này, đánh dấu mức tăng hơn gấp 4 lần so với một năm trước đó.

ADB chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống ô nhiễm biển ở châu Á - Thái Bình Dương

Một nhà máy điện mặt trời tại Singapore. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo nguồn tin nói trên, các chương trình của Chính phủ được thiết kế nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các khoản vay liên quan đến môi trường là một yếu tố đưa châu Á lên vị trí dẫn đầu hiện nay; những chương trình này cho phép khu vực châu Á tăng tốc sự chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Cụ thể, vào năm 2020, Cơ quan Tiền tệ Singapore đã thành lập một hệ thống cung cấp các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho các khoản vay liên quan đến môi trường. Trong khi đó, Chính phủ ở các quốc gia châu Á khác cũng tích cực hỗ trợ các khoản vay xanh. Năm 2021, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương của Philippines đã quyết định công bố chính sách tạo điều kiện cho các khoản vay như vậy.

Trước đó, châu Âu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động cho vay trong lĩnh vực này. Năm 2019, châu Âu có hơn 70% các khoản vay môi trường được thực hiện trên thế giới. Năm 2021, các khoản vay để xây dựng nhà máy điện mặt trời và những dự án khác ở châu Á - Thái Bình Dương đạt giá trị gần gấp đôi so với những khoản vay ở châu Âu.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển

Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), Hàn Quốc sẽ mở rộng các hoạt động của hội đồng hợp tác tài chính quốc tế của quốc gia này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp địa phương, cũng như giúp phát triển lĩnh vực tài chính của các quốc gia khác.

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Return to top