Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương cần hành động khí hậu mạnh mẽ và táo bạo hơn

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 21:20
TTH - Khi châu Á - Thái Bình Dương đang nỗ lực đối mặt với đại dịch, cũng như thúc đẩy con đường phục hồi sau dịch, các nước vẫn cần phải theo đuổi phát triển bền vững và triển khai hành động chống lại biến đổi khí hậu.

ADB: Cần chính sách đúng đắn để hồi sinh du lịch ở châu Á-Thái Bình DươngNền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Ảnh minh họa: moitruong.com.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo đó, châu Á – Thái Bình Dương cần là người dẫn đầu trong chuỗi những nỗ lực này.

Được biết, khu vực - hiện chiếm 36% GDP toàn cầu, đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên đây cũng chính là khu vực chịu trách nhiệm cho khoảng 80% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới, và lên đến 60% lượng khí thải CO2 ra bầu khí quyển. Nhiều quốc gia đã phải trải qua những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu bao gồm lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt và bão.

Vì lý do này, bây giờ được xem là thời điểm để triển khai các hành động táo bạo. Trong đó các quốc gia đều phải cam kết chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải theo nội dung Thỏa thuận Paris, cùng lúc thúc đẩy phát triển kinh tế và điều hướng phát triển xanh khu vực.

Để đạt được mục tiêu, đòi hỏi phải có những thay đổi trong lĩnh vực năng lượng. Cụ thể là bao gồm tránh sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng các nhiên liệu Carbon thấp, khai thác nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn, tăng cường đầu tư vào công nghệ Carbon thấp...

Ngoài ra, cần phải có cam kết rộng rãi cho toàn khu vực, cùng với sự hỗ trợ phù hợp ở cấp quốc gia từ các đối tác phát triển để ra sức đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu không quá 2oC so với mức tiền công nghiệp.

Giới chuyên gia khẳng định, châu Á – Thái Bình Dương cần phải tiến lên trên con đường phát triển Carbon thấp bền vững, cân bằng những nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với khí hậu, cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng toàn dân, nhất là khi hơn 200 triệu người trong khu vực vẫn có cuộc sống chưa có điện.

Trong một diễn biến liên quan, tháng 11 này, Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) sẽ được tổ chức tại Glasgow (Anh). Nhiều quốc gia được kỳ vọng sẽ cho thấy các đóng góp tham vọng hơn do chính quốc gia tự quyết định (NDC) và thể hiện cam kết của mình đối với mục tiêu trung hòa Carbon.

Về phía Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ADB sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo ở châu Á và Thái Bình Dương trong việc đáp ứng các cam kết này. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng cường tài chính khí hậu và nỗ lực nâng cao năng lực để giúp các nước thành viên đang phát triển đạt được các NDC của mình.

Theo chiến lược 2030, mục tiêu của ADB là tập trung 75% hoạt động của ngân hàng vào thích ứng và giảm nhẹ khí hậu. Trong giai đoạn từ 2019 – 2030, ADB sẽ cung cấp ít nhất 80 tỷ USD tài chính khí hậu, tương đương mức trung bình khoảng 6,6 tỷ USD/năm. Riêng năm nay, ADB tự tin có thể cung cấp nhiều hơn 6 tỷ USD thông qua các biện pháp đầu tư vào năng lượng sạch. Cùng với đó là thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa, triển khai cách tiếp cận toàn diện cho mọi khía cạnh sinh thái, xã hội và tài chính trong mọi hoạt động...

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top