Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu trong các khoản đầu tư vào 5G và IoT

ClockThứ Năm, 08/07/2021 10:50
TTH - Các doanh nghiệp trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nắm bắt một tương lai được hỗ trợ bởi công nghệ 5G, cao hơn so với các đối tác ở châu Mỹ và châu Âu, theo một nghiên cứu mới do Công ty tư vấn EY tiến hành, khảo sát về nhận thức công nghệ toàn cầu trong bối cảnh phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Nhật Bản phát triển mạng 6G, ra mắt năm 2030Trung Quốc xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới

Biểu tượng mạng 5G tại một cuộc triển lãm. Ảnh minh họa: handelsblatt.com/TTXVN

Cụ thể, EY đã khảo sát hơn 1.000 Giám đốc Điều hành trên khắp các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Á. Nghiên cứu đã thu thập thông tin liên quan đến các khoản đầu tư về công nghệ, cũng như những tiến bộ và dự định cho tương lai.

Theo cuộc khảo sát, hơn 70% số người được hỏi cho rằng, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi 65% số người được hỏi nhận định công nghệ mới nổi đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi từ đại dịch toàn cầu. Đặt nền tảng cho những chuyển đổi này chính là công nghệ 5G, với hơn 50% số người được hỏi ghi nhận sự gia tăng trong hoạt động đầu tư vào 5G và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) hồi năm ngoái.

Ông Joongshik Wang, lãnh đạo giải pháp công nghệ số khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của EY giải thích rằng: “5G sẽ là công nghệ thay đổi cuộc chơi đối với sự chuyển đổi công nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Việc tiếp cận các mạng lưới 5G sẽ là chìa khóa để nhận ra tiềm năng của những công nghệ đột phá trong công nghiệp như trí tuệ nhân tạo (AI) và IoT, trong đó sẽ cho phép các doanh nghiệp thiết lập sự dẫn đầu trên thị trường”.

Cũng theo cuộc khảo sát của EY, gần 80% các doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang tham gia vào việc triển khai 5G, hoặc có kế hoạch làm như vậy trong 3 năm tới. Tỷ lệ này được ghi nhận ở mức khoảng 70% ở châu Mỹ và châu Âu.

Đáng chú ý, đại dịch COVID-19 cũng là một chất xúc tác mạnh mẽ hơn ở châu Á - Thái Bình Dương so với bất kỳ khu vực nào khác, khi có gần 30% doanh nghiệp trong khu vực này đã tăng cường chi tiêu cho công nghệ 5G và IoT kể từ năm ngoái, so với mức chỉ 13% và 15% được ghi nhận lần lượt ở châu Mỹ và châu Âu.

Ngoài ra, các cam kết đối với công nghệ 5G còn đi xa hơn, khi 80% Giám đốc Điều hành ở châu Á - Thái Bình Dương kỳ vọng 5G sẽ sớm trở thành cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của họ, so với 70% ở châu Âu và 75% ở châu Mỹ.

Được biết, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã chính thức công bố chiến lược 5G, trong khi Malaysia hy vọng sẽ hoàn thành việc triển khai vào cuối năm nay.

Nhận định nỗ lực mang tính hợp tác và trên diện rộng chính là chìa khóa, ông Joongshik Wang cho rằng, giải quyết thách thức trong việc kích hoạt 5G trong khu vực sẽ đòi hỏi nhiều hơn; trong đó, hợp tác đầu tư và nỗ lực của các doanh nghiệp, các nhà khai thác viễn thông và tất cả các bên liên quan trong toàn bộ hệ sinh thái sẽ cần thiết cho việc triển khai thành công công nghệ 5G.

THANH NGÂN

 (Lược dịch từ Consultancy.asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top