Thế giới

Châu Á-Thái Bình Dương: Thương mại lần đầu tiên giảm kể từ năm 2009

ClockThứ Năm, 19/12/2019 14:39
TTH.VN - Các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có khả năng sẽ chứng kiến tăng trưởng thương mại tích cực trong năm 2020, nhưng vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro từ tác động bất lợi của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, theo báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp quốc (ESCAP) công bố.

Mỹ nhấn mạnh cam kết hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình DươngĐa dạng hóa xuất khẩu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương phát triển toàn diệnÁp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình Dương

Khu mua sắm Ueno ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thu hẹp trong năm 2019, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, khi giá trị và khối lượng thương mại trong khu vực này đang giảm dần.

Cụ thể, tổng khối lượng xuất khẩu giảm 2,5%, trong khi khối lượng nhập khẩu giảm 3,5%.

Các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ như Iran, Indonesia, cũng như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất về khối lượng xuất khẩu.

Trong đó, thương mại hàng hóa ở khu vực này cũng phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh mẽ trong giai đoạn 2018-2019, gây ra bởi sự suy giảm về tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới và những căng thẳng thương mại leo thang.

“Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thách thức chính là tăng cường thương mại và tăng cường hội nhập kinh tế để hỗ trợ sự phát triển bền vững”, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc kiêm Thư ký điều hành UNESCAP, bà Armida Salsiah Alisjahbana cho hay; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương nhằm củng cố tăng trưởng thương mại trong tương lai.

Đối với các dịch vụ thương mại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương một lần nữa vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong năm 2019. Tăng trưởng được dự báo sẽ tương đối chậm hơn vào năm 2020; trong đó, dịch vụ vận tải, các dịch vụ kinh doanh và dịch vụ liên quan đến hàng hóa khác sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài ra, triển vọng trung và dài hạn đối với thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông và kinh doanh vẫn tươi sáng, được hỗ trợ bởi những tiến bộ công nghệ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UNESCAP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế

Dự án Aeon Mall Huế - Trung tâm thương mại thứ 7 của Tập đoàn Aeon Mall tại Việt Nam và là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2024 sẽ mang đến những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Nhiều kỳ vọng vào Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Return to top