ClockChủ Nhật, 18/06/2017 08:56

Châu Á thời của hợp tác các nước trong khu vực

TTH - Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La đầu tháng 6/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định, nước này vẫn duy trì cam kết trong chính sách với châu Á, gắn liền với cách tiếp cận mà lâu nay vẫn theo đuổi với các đồng minh trong khu vực này.

Quan chức các nước tham dự diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 2017 Ảnh: Straitstimes

Tuy vậy, trước những quyết định có phần khó dự đoán của Tổng thống Donald Trump, các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn lo ngại một mối quan hệ không ổn định với Mỹ, do đó, các quốc gia trong khu vực đều đang tìm kiếm và hướng tới việc tăng cường hợp tác lẫn nhau, Giáo sư Tongfi Kim - chuyên về an ninh quốc tế khu vực Đông Á tại Trường cao đẳng Vesalius ở Brussels nhận xét.

Cuộc bầu cử Mỹ với kết quả đưa tỷ phú Donald Trump lên ngôi vị tổng thống của cường quốc số 1 thế giới đã tạo ra nhiều vấn đề cho các đồng minh của Mỹ trên toàn cầu, nhưng đồng thời, đó cũng có thể là một tia sáng cho việc hợp tác an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á hiện đang đứng trước những cơ hội quan trọng cho chủ nghĩa hợp tác giữa các nước trong khu vực - một phần của chủ nghĩa đa phương, bài viết trên The Diplomat ngày 13/6 nhận định. Trên thực tế, thông tin từ các phương tiện truyền thông cho thấy, sự hợp tác giữa một số nước đã tăng lên khi các quốc gia trong vùng bất an vì lo ngại không thể dựa vào Mỹ để duy trì trật tự khu vực, "trước sự quyết đoán của Trung Quốc hiện nay", các chuyên gia nêu rõ.

Kể từ những năm đầu của Chiến tranh lạnh, trật tự an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng khá lớn bởi hệ thống liên minh song phương "trục và nan hoa" do Mỹ dẫn đầu. Để đáp ứng phần lớn với sự thúc đẩy của Mỹ, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh dần dần phát triển sự hợp tác lẫn nhau, kết nối các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, không giống như các cơ chế đa phương khác trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN, khối hợp tác an ninh do Mỹ dẫn đầu này xem sự quyết đoán của Bắc Kinh là một mối đe dọa.

Theo Giáo sư Tongfi Kim, do phản đối của Trung Quốc và sự phụ thuộc của các quốc gia vào hợp tác song phương với Hoa Kỳ, hợp tác an ninh đạt được giữa các nước trong khu vực chỉ thành công rất hạn chế. Ngay cả khi các đồng minh và đối tác của Mỹ theo đuổi việc hợp tác lẫn nhau, các nước vẫn hướng tới sự gắn kết của Hoa Kỳ trong khu vực.

Thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, chính sách này đã có phần thay đổi khi ông tạo ra sự không chắc chắn hoàn toàn vào việc Mỹ sẽ đảm đương vai trò đảm bảo an ninh trong khu vực. Trước bối cảnh đó, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương hiện nay cần phải chuẩn bị cho khả năng Washington có thể "bỏ mặc một phần" khi nước này không còn hỗ trợ quá nhiều cho các đồng minh thông qua các mối quan hệ song phương kéo dài nữa.

Bài viết trên The Diplomat cho rằng, các nước đồng minh không nên đặt trọng tâm vào quan hệ hợp tác an ninh song phương với Mỹ, mặc dù đây sẽ vẫn là nguồn an ninh quan trọng nhất trong tương lai gần, dựa vào khả năng quân sự và mối quan hệ an ninh hiện tại của Mỹ. Sẽ rất khó khăn cho các nước trong khu vực để cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc mà không có sự giúp đỡ của Mỹ.

Ngoài ra, tình hình hiện nay cũng cho thấy, các quốc gia đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên nắm bắt cơ hội để cải thiện các mối quan hệ hợp tác song phương. Trên thực tế, bất kể Tổng thống Trump sẽ giữ chức trong bao lâu thì việc hợp tác song phương giữa các nước này cũng nên được theo đuổi và thực hiện nghiêm túc hơn. Chính Tổng thống Trump đã nhắc nhở thế giới rằng, độ tin cậy vào các cam kết an ninh của Mỹ có thể thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, do đó các nước cần có sự chuẩn bị để tự bảo vệ mình, trang Asiapacific cho hay.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ The Diplomat, Asiapacific & Defence)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top