ClockThứ Năm, 11/01/2018 19:38

Châu Á và Olympic – dấu hiệu thay đổi của toàn cầu

TTH - Vào ngày 9/2, Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi ba thế vận hội liên tiếp sẽ diễn ra ở châu Á trong bốn năm tới nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương Tây10 quốc gia chiếm hơn 95% ca HIV mới ở châu Á -Thái Bình Dương

Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018. Ảnh: Canadian Olympic Committee

Sau khi kết thúc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm của thế giới với Thế vận hội Tokyo 2020 và Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ tiếp nối để tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022, cùng lúc trở thành thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức cả hai thế vận hội đông – hè.

Trong lúc châu Á ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, phương tây ghi nhận sự chững lại khi Rome (Ý), Hamburg (Đức) và Budapest (Hungary) xác nhận sẽ đứng ngoài cuộc đua giành chức chủ nhà cho Thế vận hội mùa hè 2024.

Trước những sự thay đổi này, Mark Dreyer - chuyên gia về thể thao Trung Quốc khẳng định dấu hiệu “ghi bàn thắng hat-trick” về Olympic của châu Á là minh chứng của “sự thay đổi toàn cầu”.

Khác với phương tây – khu vực có tiềm lực kinh tế vô cùng mạnh mẽ, việc châu Á lần đầu tiên trở thành địa điểm diễn ra ba thế vận hội liên tiếp chứng tỏ tiềm năng của lục địa này rất cao. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua tốc độ phát triển kinh tế sôi nổi của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể nói, triển vọng của toàn cầu đang dần dịch chuyển về phía Đông – nơi thế giới nhìn thấy cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top