Thế giới

Châu Âu đồng ý gia hạn Brexit, nhưng chưa rõ bao lâu

ClockThứ Năm, 24/10/2019 14:48
27 nước thành viên EU về cơ bản đã đồng ý gia hạn Brexit nhưng chưa nhất trí được việc sẽ gia hạn trong bao lâu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson chính thức đề nghị EU gia hạn BrexitThủ tướng Anh Boris Johnson tiết lộ kế hoạch Brexit mới 'có nhượng bộ'EU đề cập khả năng hoãn Brexit

Quốc kỳ Anh (phía trên) và cờ Liên minh châu Âu (phía dưới) bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London. Ảnh: THX/TTXVN

Sau đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Donald Tusk về việc gia hạn Brexit cho Vương quốc Anh, 27 nước thành viên EU về cơ bản đã đồng ý nhưng chưa nhất trí được việc sẽ gia hạn trong bao lâu.

Sau cuộc họp kéo dài 90 phút trong tối ngày 23/10 tại Brussels, Đại sứ 27 nước thành viên EU đã ra thông báo cho biết các nước này đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk là sẽ cho phép Vương quốc Anh gia hạn Brexit thêm một lần nữa, để tránh kịch bản Brexit không thoả thuận có thể diễn ra vào ngày 31/10/2019.

Tuy nhiên, các nước EU vẫn chưa thể thống nhất với nhau về việc sẽ cho Anh gia hạn trong bao lâu. Hiện tại đang có 2 luồng quan điểm liên quan đến vấn đề này. Một số nước, dẫn đầu là Pháp, chỉ muốn gia hạn Brexit về mặt kỹ thuật trong thời gian ngắn, thậm chí là vài ngày, để gây sức ép buộc Hạ viện Anh phải sớm đưa ra quyết định có ủng hộ thoả thuận Brexit mới hay không.

Một nhóm nước khác lại đi theo quan điểm của ông Donald Tusk và Cộng hoà Ireland là muốn Brexit được gia hạn thêm 3 tháng nữa, đến ngày 31/01/2020. Phe ủng hộ quan điểm này cho rằng việc này là cần thiết để ứng phó với các kịch bản bất ngờ trên chính trường Anh như việc tổng tuyển cử sớm hay tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit. Thời hạn cụ thể về việc gia hạn Brexit sẽ được 27 nước EU thống nhất trong những ngày tới, tuỳ theo diễn biến trên chính trường Anh. 

Quyết định sẽ được đưa ra sớm nhất vào ngày 25/10 và trong trường hợp các mâu thuẫn quá phức tạp, không loại trừ khả năng EU sẽ phải tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mới vào tuần sau để ra quyết định.

Trong lúc đó, phía Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson phát đi lời cảnh báo cho các đối thủ trong nước là nếu EU gia hạn Brexit thêm 3 tháng, chính phủ Anh có thể sẽ xúc tiến việc tuyển cử sớm. 

Tuy nhiên, nội bộ chính phủ Anh cũng đang mâu thuẫn về việc liệu có nên mạo hiểm tổ chức tuyển cử sớm hay không, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bỏ phiếu hôm 22/10 cho thấy ông Boris Johnson bắt đầu có khả năng tập hợp được một đa số tại Hạ viện Anh ủng hộ cho bản thoả thuận Brexit mới.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top