ClockThứ Năm, 24/11/2016 06:34

Châu Âu: Gần 500.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí

TTH.VN - Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), ô nhiễm không khí vẫn là mối nguy hiểm sức khỏe do môi trường lớn nhất ở châu Âu, dẫn đến khoảng nửa triệu ca chết sớm mỗi năm.

UNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặngÔ nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông Á

Ô nhiễm không khí ở thủ đô Paris, Pháp . Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo hôm qua (23/11), cơ quan này cho biết, ô nhiễm không khí liên quan đến khoảng 467.000 ca tử vong sớm ở 41 quốc gia châu Âu trong năm 2013. Báo cáo của EEA trình bày tổng quan và phân tích chất lượng không khí ở châu Âu trong giai đoạn từ năm 2000-2014.

EEA cũng cho hay rằng, gần 9/10 cư dân thành thị ở châu Âu phải hít thở nguồn không khí có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, theo EEA, điểm tích cực là chất lượng không khí đang dần được cải thiện trên khắp lục địa. "Phát thải các chất ô nhiễm không khí chủ yếu ở châu Âu đã giảm trong những thập kỷ gần đây, dẫn đến chất lượng không khí nhìn chung đã được cải thiện trong khu vực".

Báo cáo này dựa trên dữ liệu từ các trạm theo dõi chính thức tại hơn 400 thành phố châu Âu. Báo cáo cho biết, lượng khí thải của các oxit nitơ - hợp chất có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp và tim mạch, từ vận tải đường bộ đã không giảm "đủ".

Ông Hans Bruyninckx - giám đốc điều hành EEA, thừa nhận trong một tuyên bố rằng, ô nhiễm không khí vẫn còn gây thiệt hại cho sức khỏe con người. "Giảm phát thải đã dẫn đến những cải thiện về chất lượng không khí ở châu Âu, nhưng không đủ để tránh những thiệt hại không thể chấp nhận được đối với sức khỏe con người và môi trường".

Dữ liệu từ các trạm quan sát trên khắp châu Âu cho thấy, năm 2014 khoảng 85% dân số đô thị được tiếp xúc với các hạt vật chất nhỏ (PM), đốm vi của bụi và bồ hóng gây ra chủ yếu do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, ở những mức độ có hại cho sức khỏe con người, theo khuyến cáo của Tỏ thức Y tế Thế giới (WHO).

Phản ứng với báo cáo, Ủy viên Môi trường EU Karmenu Vella nói, "Nếu có nhiều “điểm đen” về chất lượng không khí ở các thị trấn và thành phố, rõ ràng khi đó, chính quyền địa phương và khu vực cần đóng một vai trò trung tâm trong việc tìm kiếm giải pháp".

Bảo Nghi (Lược dịch từ PressTV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
“Mỗi bước chạy - Nối yêu thương”

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) , Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) tổ chức chương trình chạy hướng tới cộng đồng “Cùng người khuyết tật” với thông điệp “Mỗi bước chạy - Nối yêu thương” tại TP. Huế sáng 3/12.

“Mỗi bước chạy - Nối yêu thương”
Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

TIN MỚI

Return to top