Thế giới

Châu Âu: Mất mùa do nắng nóng và hạn hán tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm

ClockThứ Sáu, 02/04/2021 18:33
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, tình trạng mất mùa nghiêm trọng do các đợt nắng nóng và hạn hán đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua ở châu Âu, nêu bật tính dễ bị tổn thương của hệ thống lương thực trước biến đổi khí hậu.

Nam và Đông Nam châu Âu bị tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu

Một cánh đồng khô hạn ở Tây Ban Nha. Ảnh: AP/Laodong

Xem xét dữ liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp của các nước EU, nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu, với biểu hiện là các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt và băng giá, “đang làm gia tăng thiệt hại cho mùa màng”.

Trong khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nêu trên đều diễn ra thường xuyên hơn trong khoảng thời gian 50 năm qua, thì mức độ nghiêm trọng của các đợt nắng nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng tăng gần gấp 3, từ mức thiệt hại 2,2% trong giai đoạn 1964-1990 lên 7,3% trong giai đoạn 1991-2015.

Nghiên cứu cho thấy, hạn hán ngày càng thường xuyên hơn và khốc liệt hơn. Tuy nhiên, những thiệt hại liên quan đến thời tiết khắc nghiệt là khác nhau tùy thuộc vào vụ mùa.

Ông Teresa Bras, tác giả nghiên cứu từ Trường Khoa học và Công nghệ Nova ở Lisbon, cho biết: “Ngũ cốc, loại lương thực chiếm gần 65% diện tích canh tác của EU và chủ yếu được sử dụng làm thức ăn gia súc, là loại cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất”, với mức thiệt hại tăng hơn 3% cho mỗi năm hạn hán.

Cũng theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm các đợt nắng nóng và hạn hán, từ đó tác động lên hệ thống lương thực và giá lương thực toàn cầu. Cụ thể, đợt nắng nóng kinh hoàng và hạn hán năm 2018 ở châu Âu đã khiến sản lượng ngũ cốc giảm 8% so với mức trung bình của 5 năm trước, "gây ra tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc và khiến giá hàng hóa tăng mạnh".

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Nhận định về thời tiết trong thời gian tới (từ đêm 27/3 đến ngày 3/4), Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, phía Đông Bắc Bộ từ ngày 27 - 29/3 có mưa rải rác; riêng vùng núi từ ngày 28 - 29/3 có khả năng có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ trời rét, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/3, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, đêm và sáng trời rét. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Thời tiết ngày 11 3 Bắc Bộ trời rét, Nam Bộ có nơi nắng nóng
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top