Thế giới Thế giới
Châu Âu phóng vệ tinh theo dõi sự ấm lên toàn cầu
TTH.VN - Rạng sáng nay (17/2), Châu Âu phóng thành công một vệ tinh mới với chức năng dự đoán các hiện tượng thời tiết như El Nino và theo dõi diễn biến của sự ấm lên toàn cầu.
![]() |
Vệ tinh Sentinel-3A được phóng lên vũ trụ rạng sáng 17/2. Ảnh: ESA |
Đây là một phần trong chương trình quan sát Trái đất Copernicus trị giá nhiều tỷ euro của châu Âu.
Vệ tinh Sentinel-3A, một trong những vệ tinh có nhiệm vụ giám sát Trái đất đã được phóng lên vũ trụ vào lúc 0h57 sáng nay (theo giờ Việt Nam). Vụ phóng được thực hiện từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở khu vực Arkhangelsk, phía tây bắc của Nga.
Sentinel-3A được hướng đến quỹ đạo 815 km (506 dặm) trên Trái đất, nơi mà vệ tinh này sẽ thu thập dữ liệu về nhiệt độ bề mặt và chiều cao mực nước biển để góp phần giúp việc dự báo thời tiết đạt kết quả chính xác hơn, cũng như giúp dự báo các tác động của nhiệt độ gia tăng.
“Khi nói về sự ấm lên toàn cầu, chúng tôi thường tập trung vào nhiệt độ không khí tăng cao, nhưng 90% năng lượng trên hành tinh của chúng ta lại nằm trong đại dương”, ông Volker Liebig, Giám đốc Chương trình Quan sát Trái đất tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nói với Reuters trước vụ phóng vệ tinh.
Dữ liệu từ Sentinel-3A sẽ được thu thập song song với một vệ tinh khác dự kiến được phóng lên vũ trụ vào giữa năm 2017 và chúng cũng có thể được sử dụng để theo dõi cháy rừng và sự cố tràn dầu, cũng như dự báo mùa màng.
Chương trình Copernicus được Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cam kết tài trợ hơn 8 tỷ euro (tương đương 9 tỷ USD) cho đến năm 2020 được ESA mô tả là chương trình quan sát Trái đất tham vọng nhất cho đến nay.
Sự ra đời của chương trình Copernicus trở nên đặc biệt khẩn cấp sau khi châu Âu mất liên lạc với vệ tinh quan sát Trái đất Envisat vào năm 2012 sau 10 năm phóng lên vũ trụ.
Hình ảnh được chụp bởi Sentinel-3A có độ phân giải thấp hơn so với hình ảnh từ 2 vệ tinh đầu tiên mà ESA gửi lên vũ trụ là Sentinel-1A và Sentinel-2A. Tuy nhiên, Sentinel-3A có khả năng bao phủ khu vực rộng lớn hơn của Trái Đất.
Vệ tinh này cũng có thể cung cấp hình ảnh của cả hành tinh trong vòng 2 ngày, thậm chí có khả năng rút ngắn xuống ít hơn 1 ngày khi vệ tinh Sentinel-3B được phóng vào năm tới. Trong khi đó, 2 vệ tinh Sentinel-1A và Sentinel-2A phải mất khoảng 6 ngày để hoàn thành nhiệm vụ nói trên, ông Volker Liebig cho biết thêm.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & DW)
- Nhiều người Mỹ ủng hộ thay đổi luật về súng (28/05)
- Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết (28/05)
- Thư mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha (28/05)
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (27/05)
- UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu (27/05)
- Vườn rau củ sạch cho người nghèo ở Brazil (27/05)
- “Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động” (27/05)
- Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn (27/05)
-
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
-
OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm