Thế giới Thế giới
Châu Âu: Siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến 33.000 người tử vong mỗi năm
TTH.VN - Tờ Straitstimes ngày 6/11 dẫn lời các chuyên gia y tế cho hay, việc nhiễm siêu vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh khiến khoảng 33.000 người tử vong mỗi năm ở khu vực châu Âu; gánh nặng của các căn bệnh này tương đương với bệnh cúm, lao và HIV cộng lại.
- » Phát hiện siêu vi khuẩn kháng thuốc tại nơi thi đấu Olympic
- » Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á
- » Ô nhiễm không khí có thể thay đổi hiệu quả của thuốc kháng sinh
- » Siêu vi khuẩn lao cản trở nỗ lực kiểm soát toàn cầu
- » Tỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cao hơn ung thư
- » Hiểm họa từ xử lý kháng sinh bất cẩn
- » Lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người
- » Mức độ kháng kháng sinh ở các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất chạm mức cao
Phân tích của Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thấy, tác động của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đã tăng lên kể từ năm 2007. Ảnh: Facebook/ECDC
Theo một phân tích của Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), tác động của nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh đã gia tăng kể từ năm 2007, với sự gia tăng trong số những trường hợp nhiễm vi khuẩn có khả năng kháng lại ngay cả những loại kháng sinh mạnh nhất, bao gồm cả nhóm kháng sinh carbapenems.
"Điều này là đáng lo ngại, vì các loại kháng sinh này là lựa chọn điều trị cuối cùng có sẵn. Khi những loại thuốc này không còn hiệu quả nữa, thì cực kỳ khó, hoặc thậm chí trong nhiều trường hợp là không thể điều trị", ECDC khẳng định trong một tuyên bố.
Các chuyên gia ước tính, khoảng 70% vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đang kháng lại ít nhất 1 loại thuốc kháng sinh, thường được sử dụng để điều trị chúng.
Điều này làm cho sự tiến hóa của "siêu vi khuẩn" có thể chống lại một hoặc nhiều loại thuốc, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành y học hiện nay.
Nghiên cứu của ECDC, được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet, tập trung vào 5 loại nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh ở Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu (EU/EEA) gây ra.
Nghiên cứu phát hiện rằng, khoảng 75% gánh nặng bệnh tật siêu vi khuẩn là do nhiễm trùng trong các bệnh viện và phòng khám sức khỏe, được gọi là nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HAIs).
"Các chiến lược nhằm ngăn chặn và kiểm soát vi khuẩn kháng kháng sinh đòi hỏi sự phối hợp ở mức độ EU/EEA và toàn cầu", nghiên cứu nhận định.
ECDC cũng lưu ý, do sự khác biệt về số lượng các trường hợp và các loại vi khuẩn kháng kháng sinh gây nhiễm trùng ở những quốc gia khác nhau, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cần phải được điều chỉnh theo tình huống quốc gia.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Straitstimes & Reuters)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc