ClockThứ Bảy, 07/10/2017 06:21

Cháu bé bị bệnh tan máu bẩm sinh cần giúp đỡ

TTH - Bé Hồ Tuấn Kiệt (5 tuổi) ở thôn Hợp Thượng, xã Hồng Quảng (A Lưới), bị mắc bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh), phải truyền máu trong thời gian dài. Nhưng vì quá nghèo, có lúc cha mẹ Kiệt đành bất lực nhìn con lay lắt giữa lằn ranh sinh tử.

Chị Thêu bật khóc khi kể về nỗi bất lực không chạy ra tiền truyền máu cho con

Trong căn nhà tồi tàn, có duy nhất 1 chiếc giường xập xệ, chị Hồ Thị Thêu (28 tuổi, mẹ bé Kiệt) bần thần ngồi ôm con. Vừa rồi đáng lẽ phải về Bệnh viện Đại học Y dược Huế để truyền máu cho cháu, nhưng không “đào” đâu ra tiền, nên vợ chồng chị đành đau khổ nhìn con bị căn bệnh quái ác hành hạ.

Cách đây 2 năm, Kiệt mắc căn bệnh khác, cần phải phẫu thuật. Thế nhưng, sau khi thăm khám xét nghiệm, các bác sĩ cho biết lúc đó không thể tiến hành mổ được bởi cháu mắc bệnhThalassemia, cần điều trị, truyền máu đầy đủ. “Từ khi phát hiện bệnh, thường thì mỗi tháng cháu được đưa về Huế truyền máu 1 lần. Việc chữa trị đã kéo dài 2 năm qua khiến gia đình tôi kiệt quệ, nợ nần. Bác sĩ nói nếu không được truyền máu đầy đủ, bệnh nhân có thể bị biến chứng nặng như biến dạng xương, hộp sọ to, gan to, sỏi mật, chức năng tim yếu... Có nhiều lần đáng lẽ phải đưa con đi truyền máu, nhưng vì không có tiền nên vợ chồng đành bất lực nhìn con lay lắt, bị bệnh tật dày vò, nguy hiểm đến tính mạng...”- chị Thêu bật khóc.

Đối với đôi vợ chồng trẻ, khó khăn nhiều hơn vì họ không có đất nương, rẫy. Để mưu sinh, nuôi 2 con nhỏ (cháu Hồ Tuấn Kiệt 5 tuổi và Hồ Chí Rin 3 tuổi), hằng ngày vợ chồng chị Thêu đi làm thuê, đạp xe hơn 10 km, rồi tiếp tục đi bộ vào rừng vác keo tràm. Thức ăn mỗi ngày là rau hái trong rừng, hiếm hoi lắm mới có bữa cá bắt được dưới suối. Từ ngày con bệnh, bữa ăn của vợ chồng có khi chỉ là nồi sắn luộc.

Việc làm bấp bênh, tiền kiếm được cũng bấp bênh. Trong lúc con thì cần truyền máu đều đặn. Mỗi lúc nhà không có tiền, không được đưa đi truyền máu, con của em bị căn bệnh này “nó” hành, tội lắm”- Người mẹ trẻ lại rơi nước mắt.

Chị Nguyễn Thị Như Úy, giáo viên Trường mầm non Hồng Thượng, là cô giáo chủ nhiệm của cháu Kiệt, kể mỗi lúc không theo con về bệnh viện, từ sớm tinh mơ, vợ chồng chị Thêu đã đưa 2 cháu đến lớp, nhờ cô nhận giúp để còn kịp vượt quãng đường xa vào rừng làm keo, tràm thuê cho người ta. Biết hoàn cảnh của gia đình, cháu bệnh tật tội nghiệp vậy nên các cô cố gắng đến lớp thật sớm đón cháu. Đồng thời, trong các bữa ăn, nhà trường đảm bảo chế độ dinh dưỡng riêng cho Kiệt, vì bác sĩ dặn cháu không ăn được trứng, thịt bò. Trong thời gian ở trường, các cô giáo đặc biệt để ý cháu mọi lúc mọi nơi bởi Kiệt thường bị co giật.

“Thằng anh bệnh hiểm nghèo vậy, đứa em trai 3 tuổi cũng bị bệnh đục thủy tinh thể trọng tâm nên vợ chồng em cũng phải nhiều lần đưa cháu đến Bệnh viện Mắt ở TP Huế chữa trị. Lần khám gần đây, bác sĩ hẹn 2 tháng sau tái khám. Kiệt cũng gần đến kỳ về bệnh viện truyền máu rồi, nhưng...”- chị Thêu thở dài não nuột.

Rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm dành cho cháu bé 5 tuổi kém may mắn này.

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về vợ chồng chị Hồ Thị Thêu, anh Hồ Văn Then ở thôn Hợp Thượng, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, số điện thoại 0125.346.6509 hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ
Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểm

Mới đây, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Lê Minh Nhật, nguyên là nhân viên Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở TN&MT (gọi tắt Trung tâm) phản ánh ông Nguyễn Tất Tùng, nguyên giám đốc Trung tâm (giai đoạn năm 2015 đến 2022) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong đơn vị.

Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểm
Đồng lòng, đoàn kết giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thừa Thiên Huế, tuy đã có nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các cấp hội trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Đồng lòng, đoàn kết giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam
Return to top